Phnom Penh là một trong những thành phố thu hút nhiều du khách quốc tế bởi các công trình độc đáo mang nhiều nét ảnh hưởng của kiến trúc Pháp và Khmer. Trong thập niên bảy mươi, Phnom Penh từng được ví như Paris của phương Đông.
Mục lục
Cùng GO2 Travel khám phá 10 điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Phnom Penh nhé!
Chùa Wat Ounalom
Wat Ounalom là một trong những chùa quan trọng nhất ở Phnom Penh, đồng thời là trụ sở Phật giáo ở Campuchia. Với quần thể kiến trúc độc đáo, đây là ngôi chùa linh thiêng thu hút khách hành hương từ mọi miền đất nước và là điểm tham quan thu hút khách du lịch khi đến Campuchia.
Chùa Wat Ounalom
Mặc dù bị hư hại nhiều trong thời kì Khmer Đỏ nhưng nhiều bức tượng của chùa đã được phục hồi và xây dựng lại. Wat Ounalom chính là nơi giữ sợi lông mày của Đức Phật (tiếng Khmer gọi là Ounalom) vẫn còn tồn tại qua nhiều thăng trầm lịch sử, được cất giữ trong tòa nhà phía sau chùa chính.
Tượng đài Độc lập
Nằm tại quảng trường lớn, giao lộ giữa đường Norodom và đường Sihanouk. Miễn phí tham quan, tuy nhiên một số ngày lễ Đài độc lập không cho phép khách du lịch vào thăm.
Đài độc lập được khởi công xây dựng năm 1953 và khánh thành ngày 9 tháng 11 năm 1958 nhằm đánh dấu năm độc lập của người Campuchia khỏi áp bức nước ngoài. Công trình là tác phẩm của kiến trúc sư Campuchia Vann Molyvann, sử dụng hầu như tất cả các mô típ truyền thống của kiến trúc Khmer cổ truyền.
Tượng đài Độc lập – công trình kiến trúc Khmer cổ truyền
Đài độc lập còn được sử dụng như đài tưởng niệm những người Campuchia đã chết vì chiến tranh. Nó còn là nơi diễn ra những ngày lễ kỷ niệm và tế lễ trong nhưng ngày như: ngày độc lập, ngày hiến pháp đất nước. Đây là một công trình kiến trúc đẹp của thành phố Phnom Penh. Có thể đứng từ mọi phía để ngắm quang cảnh của quảng trường Đài độc lập.
Chợ Nga
Mặc dù Campuchia nổi tiếng bị thực dân Pháp chiếm đóng, tuy nhiên trong thời kỳ chiến tranh lạnh cũng có khá đông người Nga đến Phnom Penh.
Hàng hoá tại chợ Nga cực kỳ phong phú
Chợ Nga có hàng hóa cực kỳ phong phú, đa dạng với đầy đủ các loại mặt hàng như đồ trang sức, vải và các phụ liệu may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, những bức tượng điêu khắc hình Đức Phật hay các vị thần trong tín ngưỡng dân gian Khmer,…
Bảo tàng Quốc gia Campuchia
Tọa lạc tại góc đường 178 và đường 13, gần. Mở cửa từ 8h đến 17h hàng ngày, giá vé 3USD/ người.
Nét đặc trưng dễ phân biệt của bảo tàng quốc gia là tòa nhà mầu nâu đỏ nằm ngay cạnh khu hoàng cung được khởi công xây dựng vào năm 1920 dưới thời vua Sisowath. Hơn 5000 hiện vật đang được trưng bày bao gồm những bức tượng, phù điêu, linga và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thời kỳ Angkor. Đáng chú ý nhất bức tượng vua Cùi (phong hủi) huyền bí. Mặc dù, bảo tàng có chủ đề tập trung vào nghệ thuật thủ công thời kỳ Angkor, nhưng cũng có những hiện vật đặc trưng cho các thời kỳ sau đó, bao gồm một bộ sưu tập các bức tượng Phật đặc sắc. Đi thăm khu quần thể Angkor trước khi thăm bảo tàng sẽ tốt hơn cho bạn trong việc tìm hiểu chung về nghệ thuật thủ công của người Khmer.
Bảo tàng Quốc gia Campuchia
Tại bảo tàng có sẵn các hướng dẫn viên nói nhiều thứ tiếng, cửa hàng bán đồ lưu niệm và sách. Chụp ảnh trong bảo tàng bị hạn chế tại một số khu vực. Bảo tàng quốc gia còn nổi tiếng vì trước đây có rất nhiều dơi bám trên các xà nhà, hiếm khi nhìn thấy chúng xuất hiện vào ban ngày, nhưng thỉnh thoảng vào lúc hoàng hôn, dơi bay lượn từng đàn tạo nên một khung cảnh ngoạn mục. Vào tháng 3 năm 2002, trần của bảo tàng được sửa chữa và từ đó đàn dơi không còn trở lại nữa. Gần bảo tàng, trên đường 178, có nhiều cửa hàng tranh và đồ lưu niệm. Cửa hàng nghệ thuật Reyum là cửa hàng đặc thù, trưng bày những sản phẩm nghệ thuật đương đại của người Campuchia.
Đài tưởng niệm Choeung Ek – Cánh đồng chết
Đài cách 15km về hướng tây nam thủ đô Phnom Penh, đi đường 271 qua cầu khoảng 8.5km. Khoảng 20-40 phút ô tô đi từ trung tâm Phnom Penh để tới Choeung Ek. Có hướng dẫn viện tại chỗ và một cửa hàng nhỏ bán đồ lưu niệm. Mở cửa từ 8h00 đến 17h00 mỗi ngày. Vé vào cửa 2$.
Trong thời kỳ Khmer Đỏ cầm quyền tại Campuchia từ ngày 17 tháng 4 năm 1975 đến ngày 07 tháng 01 năm 1979, với sự lãnh đạo của Pol Pot và chính sách diệt chủng điên rồ của ông ta có đến 1.7 triệu người Campuchia đã chết. Đa số bị giết ngay tại các trại tập trung lao động, số còn lại thì chết do bệnh dịch, thiếu ăn và thiếu biện pháp điều trị y tế. Rất nhiều người bị giết chết và chôn trong các hố chôn tập thể, sau này được gọi là các “cánh đồng chết” trên khắp các vùng nông thôn Campuchia.
Tháp tưởng niệm này có chứa hơn 8.000 xương sọ của các nạn nhân
Các cánh đồng chết chính là nơi hành hình và gom những xác chết trong các hố chôn tập thể. Đài tưởng niệm ở Choeung Ek trước năm 1975 là một vườn cây ăn quả và nghĩa trang của người gốc Trung Quốc. Dưới thời Khmer đỏ nó trở thành một trong những cánh đồng chết tàn bạo nhất, là nơi hành hình đối với hơn 17.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em, phần lớn họ đã phải trải qua sự hỏi cung, tra tấn trong nhà tù S-21(Toul Sleng) ở Phnom Penh trước khi bị đưa tới Choeung Ek để hành quyết. Choeung Ek ngày nay vẫn còn dấu tích của rất nhiều ngôi mộ, 129 hố chôn người tập thể (hố nhiều nhất chứa tới 450 nạn nhân) và một ngọn tháp mới được xây dựng để tưởng niệm các linh hồn xấu số. Tháp chứa tới 8.000 đầu lâu của các nạn nhân.
Đền Wat Phnom
Nằm tại giao lộ của đường 96 và đường Norodom, giá vé vào cửa 1 USD/người, mở cửa cả ngày.
Chùa Núi nằm trên một quả đồi nhỏ đánh dấu sự huyền bí của một truyền thuyết kể về nguồn gốc của sự hình thành thủ đô Phnom Penh. Quả đồi biểu hiện cho tính kiên định, với những bậc thang dẫn lên ngôi chùa trên đỉnh đồi như thể hiện sự thành tâm để đến với sức mạnh linh thiêng. Truyền thuyết rằng vào năm 1372, khi vùng đất này còn là một đầm lầy với một ngôi làng nhỏ sống bằng nghề chài lưới.
Sau một trận lũ khủng khiếp, một người đàn bà tên Penh (Đôn Pênh) phát hiện một cây bồ đề dạt ngoài bãi sông, bên trong ruột cây rỗng là 4 bức tượng phật bằng gỗ. Bà Penh kêu gọi dân chúng đắp một qủa đồi nhỏ (Phnom có nghĩa là đồi) và xây dựng ngôi chùa nhỏ (Wat) để thờ 4 pho tượng phật. Tên gọi Wat Phnom bắt nguồn từ đó. Sự linh thiêng của 4 pho tượng phật trong Wat Phnom đã khiến cư dân ngày càng đông di chuyển tới sinh sống xung quanh ngôi chùa và dần hình thành một cộng đồng, tiền thân của thủ đô Phnom Penh ngày nay.
Người ta đến đền để cầu tài, cầu lộc, cầu cho chuyện làm ăn, kinh doanh may mắn, suôn sẻ,…
Ngôi chùa hiện nay được tu sửa lần cuối vào năm 1926. Trên đỉnh có tháp lớn chứa hài cốt vị vua Ponhea Yat (1405- 1467), người di chuyển thủ đô từ Ankor về Pnom Penh năm 1422. Ban thờ bà Penh đặt giữa ngọn tháp lớn và chánh điện. Bà Penh được dân chúng coi là đấng cứu thế riêng của phụ nữ. Vào những ngày tết của người Trung Hoa và người Việt Nam, Wat Phnom là ngôi chùa có số người tập trung về dâng hương đông nhất tại Pnom Penh.
Cung điện Hoàng gia Campuchia
Cung điện Hoàng gia Campuchia
Là một trong những địa điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua khi đến Phnom Penh, cung điện được khởi xây sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Penh. Cung điện Hoàng gia Campuchia là tổ hợp các tòa nhà, nơi ở của của Quốc vương và hoàng tộc. Đây cũng là nơi thường diễn ra các nghi lễ thiết triều cũng như nghi thức ngoại giao. Giờ mở cửa tham quan là từ 8h – 11h và 14h – 17h.
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng
Bảo tàng Tuol Sleng
Bảo tàng Tuol Sleng là bảo tàng thể hiện tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong thời gian cầm quyền từ 1975 đến 1979. Tuol Sleng nguyên từng là một trường học, nhưng Khmer Đỏ đã dùng dây thép gai để quây khu vực, biến các phòng học thành các phòng giam và biến nơi đây trở thành nhà tù kinh hoàng nhất của Campuchia. Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Khmer Đỏ, nơi đây giam giữa khoảng 17.000 người nhưng chỉ có một số ít người sống sót được.
Khu Sisowath Quay
Sisowath Quay – khu vực ven sông lịch sử của Phnom Penh
Nằm dọc bờ sông Tonle Sap, Sisowath Quay được biết đến như là khu phố Tây mới tại Phnom Penh (để phân biệt với khu phố Tây cũ Boeng Kak Lake). Là một trong những địa điểm vui chơi, giải trí thú vị ở Phnom Penh, Sisowath Quay luôn luôn náo nhiệt với các nhà hàng, quán café, quán bar sôi động. Đây cũng là địa điểm lý tưởng để xem các cuộc đua thuyền trong lễ hội té nước mừng năm mới ở Campuchia.
Phsar Thmei (chợ trung tâm)
Phsar Thmei với kiến trúc hình vòm độc đáo
Chợ có lối kiến trúc độc đáo với phần mái cao hình vòm được xây dựng từ năm 1937 do kiến trúc sư người Pháp Louis Chauchon thiết kế. Tại đây, du khách có thể tìm thấy đầy đủ mọi thứ hàng hóa như: đồ trang sức, quần áo, vải vóc, giày dép, đồ lưu niệm,… Chợ mở cửa từ 7:00 AM – 05:00 PM.