Cũng như Việt Nam Thái lan cũng đón Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Songkran, đây là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của Thái Lan. Có rất nhiều các lễ hội, hoạt động diễn ra trong dịp Tết nổi bật nhất là lễ hội té nước hấp dẫn thu hút nhiều người dân và du khách.
Mục lục
Vài nét về Tết truyền thống Thái Lan
Phật giáo từ lâu là quốc giáo của Thái Lan, nên mỗi dịp năm mới của đất nước này đều bắt đầu vào ngày sinh của Đức Phật, là ngày 15/4. Từ 1941, Hoàng gia Thái ra quy định Tết Songkran sẽ bắt đầu ngày 13/4 đến 15/4 Dương lịch hàng năm là kết thúc.
Tết truyền thống Thái Lan được bắt đầu từ ngày sinh Phật
Mặc dù ngày 13 mới là ngày chính thức đón tết truyền thống Songkran nhưng trước đó ngày 12 người dân đã bắt đầu dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa, mua sắm thức ăn và các loại vật dụng. Ngày 13/4 giống như ngày 30 Tết ở Việt Nam vậy, người dân gọi là ngày chuẩn bị, người dân sẽ nấu nướng, bày biện thức ăn để dâng lên chùa vào ngày 14/4 tiếp theo.
Ngày 14/4 còn được gọi là Wan Payawan, trong ngày này người dân ăn mặc đẹp, lên chùa sớm và dùng bữa cơm gia đình. Sau khi thực hiện các nghi lễ ở chùa, người dân thực hiện nghi lễ dùng nước thơm lau tượng Phật tỏ lòng thành kính và cầu mong may mắn. Đặc biệt trong ngày Wan Payawan, người Thái Lan không làm các hành động sái trái, ác tâm và không nói những điều xui xẻo.
Ngày cuối cùng của Tết Songkran 15/4 được gọi là Wan Parg-bpee. Trong ngày này, người Thái sẽ đi thăm họ hàng, thực hiện nghi thức “Rod Nam Dam Hua” – rưới nước thơm lên tay những bậc trưởng bối. Đó là một cách để bày tỏ tình yêu thương, lòng tôn kính đối với họ.
Lễ hội té nước ở một số thành phố lớn của Thái Lan
Bangkok
Bangkok được xem là nơi tổ chức lễ hội Songkran lớn nhất nước
Tại thủ đô Thái Lan tết Songkran có nhiều điểm khác biệt hơn so với những nơi khác. Nếu muốn bạn có thể đến thăm vcasc ngồi chùa cổ kính và tham gia hoạt động tắm Phật tại các chùa: Wat Arun, Wat Pho, Wat Phra Kaeo,…Và đừng bỏ lỡ cơ hội đến các địa điểm ở Bangkok tổ chức lễ hội té nước Songkran như: Banglamphu, Khao San, Quảng trường Hoàng gia Rattanakosin, Phra Athit, Wisut Krasat, Sangthichaiprakan.
Chiang Mai
Được xem là cái nôi của lễ hội té nước ở Chiang Mai cùng diễn ra nhiề hoạt động thú vị
Ở đây là được coi là thủ phủ của ngày lễ Songkran. Người SongKran tổ chức lễ khai mạc hoành tráng, cùng với ngày hội té nước sôi động là những tiết mục trình diễn truyền thống, Bạn có thể thưởng thức các món ăn truyền thống dọc 2 bên đường, tham gia vào lễ tắm phật tại ngôi chùa nổi tiếng Phra Buddha Sihing.
Pattaya
Pataya còn được gọi là vùng đất của lúa, dịp Songkran cũng là dịp để người dân tổ chức lễ hội cầu mưa cho mùa vụ. Lễ hội Songkran ở Pataya cũng diên ra sôi động trên các con đường phố, bên cạnh đó là những cuộc diễu hành trên bãi biển, cuộc thi hoa hậu Songkran.
Phuket
Đặc biệt ở Phuket có lễ rước tượng Phật
Ở Phuket cũng không kém phần sôi động với các màn té nước, các buổi tiệc tùng,…và đặc biệt là có cả sự tham gia của các chú voi, vòi rồng và xe cứu hỏa. Đừng bỏ qua dịp tham gia các hoạt động từ thiện, rước Phật trên bãi biển Patong, vảy nước hoa lên người lớn tuổi với lòng thành kính,…Còn rất nhiều sự kiện được tổ chức tại công viên Loma, trung tâm Jungceylon, bến cảng.
Khon kaen
Điểm đến tiếp theo không nên bỏ qua khu du lịch Thái Lan tết Nguyên Đán 2019 là Khon Kaen. Cũng được xem là vùng đất của lúa, với nhiều hoạt động đặc trưng: diễu hành bằng xe bò, tham gia thi ném bi sắt hay khám phá hội chợ ẩm thực với các món ăn hấp dẫn.
Nếu đang có dự định du lịch Thái Lan trong dịp Tết Nguyên Đán thì đừng bỏ qua các địa điểm du lịch hấp dẫn ở trên nhé!