Ẩm thực Campuchia, bạn nên thử khi đến nước này!

Ẩm thực Campuchia chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phong cách ẩm thực của các nước láng giềng như Trung Quốc và Ấn Độ,  nếu đã một lần được nếm thử, ắt hẳn bạn sẽ bị ấn tượng bởi những hương vị độc đáo của xứ sở này.

Những món ăn đặc sản ở Camphuchia

1. Trứng vịt Campuchia

Đối với những ai đó từng đến với đất nước Campuchia, chắc chắn đã biết đến đặc sản trứng vịt – một trong những nguyên liệu chính để làm ra nhiều món ăn ngon.

Nổi tiếng với nghề nuôi thả vịt trong điều kiện tự nhiên, vịt được thả rong và sinh sống bằng các loại thức ăn tự nhiên, do đó thịt vịt tại Campuchia có độ dai ngon tự nhiên, khác với giống vịt có thịt mềm và nhiều mỡ tại nhiều quốc gia. Do đó phần trứng vịt cũng đặc sắc và có nhiều sự khác biệt, góp phần mang lại sự lạ miệng trong nhiều món ăn địa phương cho thực khách nước ngoài.

Trứng vịt là một món ăn vặt rất được ưa chuộngTrứng vịt là một món ăn vặt rất được ưa chuộng

Trứng vịt Campuchia đặc biệt có lòng đỏ nhiều hơn phần lòng trắng, sau khi luộc trứng thường có lòng đào mang lại hương vị béo ngậy, thơm ngon và rất bổ dưỡng.

Đặc sản này được bày bán tại hầu hết các chợ, khu ẩm thực và dọc theo theo các vỉa hè nên du khách sẽ dễ dàng thưởng thức món ăn này tại khắp mọi nơi. Trứng vịt tại Campuchia thường được luộc sẵn, trông khá giống trái sapoche. Người bán thường xiên trứng vào từng que, và bán theo từng chục hoặc từng quả, kèm thêm muối tiêu, với giá rất rẻ.

2. Bánh cốm dẹp

Bánh cốm dẹp tuy dân dã nhưng lại là món ăn phổ biến và được ưa chuộng tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, tuy nhiên tại Campuchia thì Bánh cốm dẹp có sự khác biệt về mùi vị cũng nhưng màu sắc, và hương vị vô cùng phong phú theo từng vùng và địa phương.

Bánh cốm dẹp được gom góp từ những tinh tuý của hạt lúa mới thu hoạch còn ngậm sữa, nên món bánh này rất ngọt ngào, béo ngậy lại có mùi thơm thực sự hấp dẫn và vẫn giữ được nguyên vẹn mùi lúa non đặc trưng.

 Bánh cốm dân dã nhưng vô cùng thơm ngon Bánh cốm dân dã nhưng vô cùng thơm ngon

Bánh cốm dẹp đã đi cùng năm tháng với người dân Campuchia, không chỉ là một món ăn mà còn là truyền thống và là một nét đẹp văn hoá đáng chú ý. Bánh cốm dẹp là hoà quyện vị ngọt thanh của đường, đậm đà của nếp mới và béo béo của dừa, một sự kết hợp hài hoà hương vị của đất trời. Và có dịp nếm qua món bánh này ngay chính tại “quê hương” của nó, chắc chắn du khách sẽ yêu thêm đất nước Campuchia xinh đẹp.

3. Hủ tiếu Nam Vang

Hủ Tiếu Nam Vang là món ăn rất ngon và hấp dẫn ở Campuchia nên được rất nhiều du khách yêu thích. Hủ Tiếu Nam Vang theo tiếng gọi của người dân bản địa giải thích rằng, “Nam Vang” có nghĩa là “Phnom Penh”, như vậy xuất phát từ tiếng nói đã dẫn đến tiếng gọi địa phương của món ăn này.

Hủ Tiếu Nam Vang thường được ăn kèm với một loại nước chấm đặc biệt theo công thức riêngHủ Tiếu Nam Vang thường được ăn kèm với một loại nước chấm đặc biệt theo công thức riêng

Nguyên liệu chính của món này đó là hủ tiếu khô, thịt và lòng heo cùng với một vài loại rau, gia vị khác. Tuy nhiên, tùy theo khẩu vị cũng như sự ưa thích của mỗi người, lòng heo có thể được thay bằng nguyên liệu khác như gan heo, tôm, mực, cua,…. Nhưng nhất thiết vẫn phải đảm bảo có một ít thịt heo bằm, thịt heo cắt lát mỏng.

4. Cơm Lam

Cơm Lam là một món ăn đặc sản thưởng được nấu vào những dịp đặc biệt như lễ hội, tiệc tùng của người Campuchia. Quy trình làm món cơm Lam rất công phu và tỉ mỉ, người nấu sẽ chọn loại gạo nếp cực kỳ thơm ngon, bỏ vào các ống nứa còn tươi (những cây nứa này không già quá mà cũng không quá non) sau đó nướng trên các bếp than rực hồng cho đến khi nào ngửi thấy mùi thơm là chín và có thể thưởng thức ngay.

Cơm lam là một loại xôi nếp được nướng trong các ống tre,được gọi là ống lamCơm lam là một loại xôi nếp được nướng trong các ống tre,được gọi là ống lam

Để món cơm lam có được vị bùi bùi, đậm đà, một số người dân địa phương còn trộn lẫn xôi nếp với đậu phộng hay dừa ở một mức vừa đủ để không làm cho xôi quá béo, gây ngấy cho người ăn.

5. Các món ăn từ côn trùng

Côn trùng chiên giòn không chỉ là món ăn rẻ, giàu protein, acid amin và các chất vi lượng mà còn là đặc sản gắn liền với lịch sử của đất nước Campuchia.

Côn trùng chiên giòn là một đặc sản gắn liền với lịch sử của CampuchiaCôn trùng chiên giòn là một đặc sản gắn liền với lịch sử của Campuchia

Được làm từ đủ loại côn trùng như kiến, sâu, bọ cạp, nhện, dế…chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chiên, xào, hấp cơm…Tuy nhiên, không phải du khách nào cũng có can đảm để thưởng thức món ăn này, nhưng khi thưởng thức một lần rồi bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngon đặc biệt của món ăn được mệnh danh là “quốc túy” của Campuchia.

6. Hoa sầu đâu

Được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của người dân Campuchia. Hoa sầu đâu có màu trắng, nhỏ, thường nở vào mùa xuân, có vị đắng nhưng khi ăn xong sẽ cảm nhận được vị ngọt ở đầu lưỡi.

Hoa sầu đâu được người dân xứ chùa tháp sử dụng chế biến món ăn hằng ngàyHoa sầu đâu được người dân xứ chùa tháp sử dụng chế biến món ăn hằng ngày

Thường thì người ta xào chung với thịt bò, xào thịt heo còn không thì chia ra từ món. Món ăn được nấu chính và trưng ra đĩa rồi người ta cho hoa sầu đau nhúng đám bỏ lên bề mặt thức ăn đó cho một ít rau mùi và bây giờ chúng ta có một món ăn tuyêt ngon rồi.

7. Rượu thốt nốt

Chẳng phải cao lương mỹ vị nhưng món rượu chua thốt nốt lại có sức hút khó cưỡng. Rượu chua thốt nốt có vị nhẹ dễ uống, có mùi thơm, thoang thoảng vị ngọt không quá gắt.

Rượu thốt nốt thường xuất hiện trong những bữa tiệc của người dân CampuchiaRượu thốt nốt thường xuất hiện trong những bữa tiệc của người dân Campuchia

Rượu chua thốt nốt là thức uống dân dã, đậm đà thơm ngon, có độ men nhẹ vừa phải như rượu vang, vị chua thanh nên còn gọi là thốt nốt chua. Rượu chua thốt nốt cũng rất phổ biến, thường xuyên có mặt tại các bữa ăn, tiệc tùng của người dân Campuchia.