Mục lục
1. Sự ảnh hưởng của tôn giáo đến kiến trúc
Từ các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như quần thể Angkor đến quần thể trường học, nhà thờ, nhà ở… đều mang đậm hương vị tôn giáo đặc trưng của đất nước chùa tháp.
Campuchia là một trong những đất nước mà người dân có một niềm tin vào tôn giáo mạnh mẽ nhất và tuyệt đối nhất trên thế giới này. Tôn giáo du nhập vào Campuchia từ rất sớm. Trải qua gần 2000 năm, người dân Campuchia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc đáo với các tín ngưỡng hỗn hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa. Hinđu giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của đất nước này.
Đạo Hindu có mặt từ thời kỳ sơ khai đất nước và trở thành tín ngưỡng của người dân. Còn Đạo Phật đến thế kỷ thứ VII mới du nhập và nhanh chóng trở thành quốc giáo của đất nước này. Người dân Campuchia rất sùng đạo, bởi vậy mà tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến các kiến trúc chùa chiền hay các công trình xây dựng khác.
Tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ tới cấu trúc cơ bản của chùa chiền
Về mặt kiến trúc một ngôi đền bao gồm điện thờ trung tâm, một khoảng sân rộng, các bức tường bao quanh và hào nước phía ngoài các bức tường. Đây là cấu trúc được mô phỏng theo khung cảnh ngọn núi Meru trong truyền thuyết Hindu giáo.
Chúng ta có thể thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của tín ngưỡng, tôn giáo qua quần thể Angkor. Các kiến trúc sự đã khéo léo thể hiện sự hài hòa của vũ trụ qua các biểu tượng, trang trí ở các bức phù điêu hay tượng các vị thần trong Hindu và Phật giáo.
Nổi tiếng nhất trong công trình kiến trúc quần thể Angkor đặc biệt là Angkor Wat. Với các chất liệu bằng đá, đất, cành cây… các kiến trúc sư thể hiện rõ tư tưởng về thuyết vật chất của Hindu giáo và hình các bức tượng cười cũng như cách thiết kế khung cảnh lại giống trong Phật giáo. Không một ngôn từ và cảm xúc nào có thể diễn tả hết cảnh đẹp và sự tuyệt vời của Angkor, trừ khi bạn đến tận nơi và tận mắt nhìn thấy và khám phá.
Ngoài ra, tại Campuchia rất nhiều các công trình công cộng như Hoàng Cung được trang trí theo phong cách Khmer với các mô-típ chim thần Garuda, một huyền thoại của Hindu giáo. Khách du lịch khắp mọi miền khá thích khám phá.
Có thể nói, sự pha trộn hòa quyện 2 tôn giáo Ấn Độ kết hợp với tín ngưỡng duy tâm truyền thống đã tạo nên một thứ văn hóa vừa lạ vừa quen nhưng “rất Campuchia”. Những quần thể kiến trúc cổ kính hùng vĩ in đậm dấu thời gian, những bãi biển chạy dài đến tận cùng chân trời… không chỉ giúp bạn tìm hiểu văn hóa tôn giáo và tín ngưỡng mà còn đem đến những trải nghiệm độc đáo cho du khách khi đến Campuchia.
2. Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Campuchia
Kiến trúc Cao Miên
Kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng từ thời thời Khmer cổ đại (khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13). Đạo Phật và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trình kiến trúc vĩ đại này. Cũng như các nơi khác, kiến trức lớn nhất là chùa. tiếng Cam bốt WAT là chùa.
Đặc trưng cơ bản của kiến trúc giai đoạn này là được xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Nhưng những gì còn lại ngày nay người ta có thể chiêm ngưỡng là các công trình bằng đá tảng như các bức tường thành, đường sá,… và các ngôi đền hoặc các con đường có những bao lơn tạc hình con rắn chín đầu, vươn cao 2–3 m, xòe rộng phủ bóng xuống mặt đường. Còn hình thức chung của các ngôi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của người dân Campuchia bấy giờ, hay cuộc chiến với nước láng giềng vũ nữ dân gian (Ápsara) với thân hành mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.
Hình thức chung của các ngôi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu
Bên cạnh đó, hình thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở công trình. Các ngôi đền thường có một cửa còn ở ba phía còn lại của đền cũng có cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngôi đền. Công trình nổi tiếng nhất ở đây là ngôi đền Bayon với 200 gương mặt của thần Avalokitesvara (một dạng của Quan Âm Bồ Tát).
Chiêm ngưỡng những công trình này, ta không thể không khâm phục sức mạnh phi thường và bàn tay tài ba của những người dân Khmer cổ đại. Kiến trúc của Campuchia cũng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của Thái Lan và người Chăm của Việt Nam.
Kiến trúc Phật giáo Cao Miên Phnom Penh Wat Botum Vathey
Wat Botum Vathey (Khmer: វត្តបុទម, lit. Temple of the Lotus Blossoms) , ý nghĩa là CHÙA SEN, tịa lạc ở Oknha Suor Srun Street 7, Sangkat Chaktomuk, Khan Daun Penh, Phnom Penh, Cambodia, nằm phía nam hoàng cung, và về phía tây chùa Wat Botum Park. Vua Ponhea Yat xây năm 1442 , là chùa quan trọng ở Phnom Penh, tên chính thức là .Wat Khpop Ta Yang hay Wat Tayawng.
Wat Botum Vathey
Wat Ounalom
Wat Ounalom (also Wat Onalaom and several other spellings) tọa lạc ở Sisowath Quay tại Phnom Penh, Cambodia, gần hoàng cung.. Chùa này rất quan trọng ở Phnom Penh, xây năm 1443 , gồm 44 kiến trúc, bị Khmer đỏ phá hoại, sau được làm lại. Tháp có chứa lông mày của đức Phật và các kinh tạng Pali.
Wat Onalaom
Wat Phnom
Wat Phnom (Khmer: វត្តភ្នំ; “Mountain Pagoda”) , nghĩa là CHÙA NÚI, là chùa Phật ở Phnom Penh, Cambodia. Xây năm 1373, cao 27 metres (88.5 ft) , là chùa cao nhất ở PhnomPenh Chùa có tên chính thức là Wat Preah Chedey Borapaut. “Wat Phnom Daun Penh là tên đầy đủ của WAT PHNOM.
Wat Phnom
Chùa bạc ở PHNOM PENH
Chùa Bạc ở phía nam hoàng cung, trước kia ên là Wat Ubosoth Ratanaram. Tên chính thức là Preah Vihear Preah Keo Morakot hay Wat Preah Keo .Tu viện chứa nhiều bảo vật quốc gia, gồm nhiều vàng, nữ trang quý, quan trọng nhất là tượng vàng từ thế kỷ 17 bằng ngọc, và tượng Di Lặc lớn bằng người thật trang trí bằng 9584 viên ngọc viên lớn nhất 25 carat. Tượng Phật bằng vàng đúc năm 1906-1907, nặng 90kg, và mặc y phục hoàng gia. Tượng Phật bằng bạc gồm 5000 miếng bạc.
Cambodia Phnom Penh Silver pagoda