Chứng minh tài chính du lịch Mỹ hoàn toàn không có quy định cụ thể. Việc chuẩn bị hồ sơ như thế nào, gồm những gì là hoàn toàn do kinh nghiệm. Hồ sơ có bao nhiêu, chuẩn bị được gì thì cứ thế mang đi phỏng vấn nhưng lại đậu. Ngược lại rất nhiều trường hợp chuẩn bị hồ sơ chi li, cẩn thận nhưng lại không có visa. Có lẽ vì vậy, việc xin visa du lịch Mỹ vẫn được gắn với từ “hên xui”.
Ngay từ khi bước chân sang Việt Nam, nhân viên lãnh sự Mỹ đã được cảnh báo, tất cả các giấy tờ ở Việt Nam đều có thể làm giả được. Vì vậy, bạn nên chứng minh theo những gì mình có. Không nên gò ép làm giả hồ sơ giấy tờ. Không phải phân biệt giữa nhận lương tiền mặt hay qua tài khoản ngân hàng…
Khi đi phỏng vấn, nhân viên lãnh sự có thể hỏi và xem hồ sơ chứng minh tài chính; có thể không. Khi hỏi đến, thì phần lớn yếu tố thành công là do bạn. Bạn trình bày thế nào, có hợp lý, có thuyết phục và chân thực không. Còn giấy tờ chỉ là phụ.
Mục lục
Hồ sơ chứng minh tài chính du lịch Mỹ bao gồm 3 phần
1. Về sổ tiết kiệm
- Tùy tình hình tài chính của người xin Visa, có thể mở sổ tiết kiệm từ 100 triệu đến vài tỷ đồng.
- Thời gian từ khi mở sổ đến khi đi phỏng vấn: không yêu cầu. Khuyến khích mở càng lâu càng tốt.
- Hồ sơ mang đi phỏng vấn: sổ tiết kiệm gốc.
Mở sổ tiết kiệm khi xin visa du lịch Mỹ
2. Chứng minh công việc, chứng minh thu nhập
Cán bộ công nhân viên:
- Hợp đồng lao động.
- Quyết định bổ nhiệm (nếu có).
- Đơn xin nghỉ phép.
- Bảng lương hoặc sao kê lương 03 tháng gần nhất. Hoặc giấy xác nhận chức danh và thu nhập.
Chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể
- Đăng ký kinh doanh.
- Giấy nộp thuế 03 tháng gần nhất.
Làm nghề tự do, không có đăng ký giấy phép
- Giấy giải trình công việc.
- Hình ảnh minh họa.
Cho thuê tài sản hay góp vốn kinh doanh
- Giấy tờ sở hữu tài sản. Hợp đồng cho thuê. Nếu có chứng từ thu tiền cho thuê càng tốt.
- Giấy tờ chứng minh góp vốn.
3. Tài sản
- Nhà đất: sổ hồng, sổ đỏ. Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư không có giá trị
- Giấy đăng ký xe hơi, cà vẹt.
- Giấy chứng nhận gửi vàng, cổ phần cổ phiếu…
Trên đây là những hồ sơ cơ bản bạn cần chuẩn bị. Như đã trình bày ở phần trước, khung hồ sơ là vậy. Bạn chuẩn bị được ít hơn hay nhiều hơn đều được. Vấn đề quan trọng nhất là khi nhân viên lãnh sự hỏi đến công việc, tài chính. Bạn phải chuẩn bị sẵn giấy tờ, đưa ra và trình bày khớp với hồ sơ. Trả lời rõ ràng, thái độ đáng tin với tâm lý thoải mái.