Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Chol Chnam Thmay của người Campuchia là cà ri. Theo phong tục, vào dịp Tết cổ truyền, mỗi gia đình Campuchia sẽ có ít nhất một người mang thức ăn lên chùa nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên. Sau đó, cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức cà ri cay nồng đặc trưng.
Sơ lược về cà ri Khmer
Món cà ri của người Campuchia
Cũng khá giống các loại cà ri thông thường, cà ri Khmer cũng sử dụng các loại gia vị ở dạng lỏng hay được nghiền nát để giúp món ăn mau ngấm gia vị cũng như ngon hơn. Tuy nhiên, với các món cà ri bình thường, nguyên liệu chính sẽ có thịt gà hay heo nhưng người Khmer còn dùng thịt dê, cá sấu, cá, ….
Các phụ gia ăn kèm cũng gồm có khoai tây, khoai lang, cà rốt giống cà ri bình thường.
Cách chế biến cà ri Khmer
Trước hết, người ta cũng sẽ rửa sạch các loại thịt để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau đó sẽ ướp thịt với cà ri, hành, tỏi, xả, … Một vài gia vị khác của ẩm thực Campuchia thêm vào gồm có: điều đỏ, nước cốt dừa, cỏ chanh.
Chuẩn bị nguyên liệu chế biến món cà ri
Đầu tiên, người ta sẽ đun nóng chảo lớn trên lửa vừa rồi cho hành tây, tỏi cùng với bơ vào cho đến khi hành chuyển sang màu vàng có mùi thơm thì đổ cà ri, ớt bột cùng với muối vào rồi trộn chúng. Khoảng 3 – 4 phút sau, người ta sẽ đổ vào khoảng 2 ly nước cốt dừa để tạo mùi thơm cho nước dùng. 5 phút sau đó, thịt cùng với khoai tây bắt đầu được thêm vào.
Đun cà ri với lửa nhỏ
Giai đoạn tiếp theo, người ta sẽ đậy nắp thật chặt rồi đun với lửa nhỏ trong vòng 20 – 30 phút để thịt mềm cũng như thấm đậm vị ngọt của nước cốt dừa. Tiếp đến, 1 chén nước cốt dừa cùng với một ít đậu phộng đã được giã nhuyễn được thêm vào nồi cà ri rồi khuấy thêm khoảng 10 phút nữa thì món ăn sẽ hoàn chỉnh. Không thể phủ định rằng mùi đặc trưng của xả, đậu phộng cùng với nước dừa sẽ tạo nên một mùi thơm hấp dẫn khiến cho du khách du lịch Campuchia không thể nào bỏ qua một món ăn vô cùng đặc biệt này.
Một điều đáng chú ý ở đây, cà ri Khmer ít cay hơn so với cà ri Thái bởi trong quá trình chế biến, người Khmer cho rất ít ớt vào món ăn nhằm giúp người ăn có thể thưởng thức thoải mái hơn, đặc biệt đối với những người không biết ăn ớt hoặc trẻ em.
Bánh mì món ăn phụ chính kèm theo với cà ri
Cà ri có lẽ đã trở thành món ăn không mấy xa lạ với mỗi chúng ta, nó phổ biến khắp các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia,.. Với món cà ri đỏ của người Thái thường có vị cay đặc trưng của xứ sở chùa vàng. Còn cà ri đỏ Khmer ở Campuchia lại lấy nước cốt dừa làm hương vị chính thay vì sử dụng bột ớt như người Thái. Vậy nên món cà ri đỏ Khmer thường có vị ngậy vô cùng béo ăn rất ngon.
Cũng gần giống như món cà ri trên các nước khác nguyên liệu chính làm cà ri đỏ thường gồm thịt bò, thịt gà hay cá, cà tím, đậu xanh, khoai tây, nước cốt dừa tươi,… Món còn được ăn kèm với cơm hay bánh mì. Cách chế biến cà ri đỏ Khmer cũng rất đơn giản. Đầu tiên ta cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, gia vị cho món ăn. Sau khi đảo gia vị với bột cà ri thành súp trên chảo ta bắt đầu cho các nguyên liệu chính vào đảo cho chín tới rồi cho vào nước cốt dừa tươi đun lửa nhỏ đến khi sôi để món được chín thấu. Món cà ri đỏ Khmer này sẽ ngon hơn khi thưởng thức với thức ăn giàu tinh bột như cơm hay bánh mì cùng với một chút rượu.
Cà ri được ăn kèm với cơm hoặc bánh mỳ
Như vậy, sự kết hợp khéo léo của các gia vị cùng với những loại thịt khác nhau đã làm nên một món cà ri Khmer vô cùng đặc sắc, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách du lịch Campuchia khi thưởng thức nó. Đảm bảo rằng bạn sẽ bị “nghiện” khi thưởng thức món này.
Món cà ri đỏ Khmer này thường được dùng trong các dịp đặc biệt của người Campuchia như ngày Tết, đám cưới, họp mặt gia đình, ngày lễ tôn giáo hoặc ngày tổ tiên – dịp người dân làm những món ăn để dâng lên các sư thầy thay mặt người đã khuất. Đây quả thực như một món ăn không thể bỏ qua trong thực đơn khám phá ẩm thực của đất nước chùa vàng của bạn, khi bạn có dịp đi du lịch Campuchia bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức món cà ri đỏ nhé.