Nét văn hoá đặc trưng của Campuchia

Nét văn hoá đặc trưng của Campuchia

Văn hóa Campuchia mang đậm dấu ấn của 2 tôn giáo chính đang tồn tại trên đất nước chùa tháp là đạo Hindu giáo và Phật giáo có nguồn gốc từ tôn giáo Ấn Độ. 2 tư tưởng tôn giáo ảnh hưởng chi phối mạnh mẽ đến tất cả các hoạt động văn hóa đời sống vật chất và tinh thần của người dân Campuchia.

Từ những công trình kiến trúc nguy nga lộng lẫy nổi tiếng thế giới như quần thể Angkor – di sản văn hóa thế giới cho đến các kiến trúc nhà ở, trường học; từ những điệu nhảy truyền thống trong các ngày lễ hội trọng đại của quốc gia cho đến những bài hát ru con ngủ của các bà các mẹ cũng đậm đà “hương vị” của tôn giáo.

1. Lịch sử

Người dân Campuchia, từ cụ già cho đến những em nhỏ, đều có một niềm tự hào vô bờ bến mỗi khi nhắc đến lịch sử của dân tộc. Những người Campuchia đầu tiên xuất hiện và định cư ở đây vào khoảng những thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, trải qua các cuộc binh biến các triều đại thay nhau cai quản đất nước cho đến ngày nay.

Lịch sử của Campuchia cũng trãi qua nhiều giai đoạn thăng trầmLịch sử của Campuchia cũng trãi qua nhiều giai đoạn thăng trầm

Nhưng Campuchia phát triển hùng mạnh nhất vào khoảng thế kỷ thứ IX cho đến thế kỷ XIII, chính giai đoạn này đã viết lên những trang sử hào hùng nhất của dân tộc Campuchia với “nền văn minh Khmer”, với Angkor Wat, quần thể Angkor – di sản thế giới và hàng loạt những kỳ tích khác tạo nên một huyền thoại bất tử Angkor. Chính những huyền thoại ấy đã tạo sức mạnh cho nhân dân Campuchia chiến đấu và chiến thắng biết cuộc nội chiến lẫn ngoại chiến và giành độc lập dân tộc.

2. Văn hoá tín ngưỡng

Campuchia là một trong những đất nước mà người dân có một niềm tin vào tôn giáo mạnh mẽ nhất và tuyệt đối nhất trên thế giới này. Tôn giáo du nhập vào Campuchia từ rất sớm. Đạo Hindu có mặt tại Campuchia từ thời kỳ sơ khai và nhanh chóng đã chiếm được sự tín ngưỡng của người dân Campuchia. Cho đến thế kỷ thứ VII thì đạo Phật du nhập vào đất nước của những con người có bản chất hiền lành này và nhanh chóng trở thành quốc giáo với trên 90% người dân Campuchia là Phật tử. Và cũng từ đó đến nay đạo Phật ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân Campuchia từ các chuẩn mực đạo đức xã hội cho đến cách ứng giữa các thành viên trong gia đình.

Phật giáo đã gắn liền với sự hưng vong của vương quốc CampuchiaPhật giáo đã gắn liền với sự hưng vong của vương quốc Campuchia

Vì lợi ích của bản thân đạo Phật và sau đó là lợi của quốc gia, cho nên Phật giáo đã hợp tác với vương quyền, trở thành một công cụ hiệu lực cho việc thống nhất tư tưởng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Với tất cả sự nỗ lực không mệt mỏi trong hoạt động của mình, Phật giáo trong thời kỳ hưng thịnh của các vương triều Đông Nam Á, điển hình như đất nước Campuchia đã tôn Phật giáo lên địa vị độc tôn và với vai trò đó, nó đã có những đóng góp quan trọng vào việc củng cố quốc gia thống nhất, vun đắp sự đoàn kết nội bộ giai cấp cầm quyền, thậm chí đóng góp phần lựa chọn cả những con người ngồi trên ngai vàng của vương quốc. Đồng thời cũng để lại nhiều dấu ấn đến nhiều mặt văn hóa – xã hội như văn học, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, luật pháp. . . .

Phật giáo đã gắn liền với sự hưng vong của vương quốc Campuchia, khi quốc gia cường thịnh, Phật giáo được phát triển đến đỉnh cao, còn khi độc lập chủ quyền đã bị mất thì Phật giáo cũng chịu chung số phận với đất nước. Sự có mặt của Phật giáo Campuchia đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa riêng của nước nhà, ngôi chùa ngoài việc là trung tâm văn hóa của bản làng mà còn là nơi bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc, bảo vệ và xây dựng vẻ đẹp cho cuộc sống mọi người, từ thời Phù Nam đến Chân Lạp, Angkor.v.v… Ngày nay, Phật giáo vẫn là nền tảng văn hóa – xã hội của đất nước Campuchia nói riêng và cả Đông Nam Á nói chung.

3. Kiến trúc Khmer

Thời kỳ Angkor bắt đầu từ khoảng nửa cuối thế kỷ thứ 8 đến đầu thế kỷ 15. Trong bất kỳ nghiên cứu nào về kiến trúc của người Angkor, tôn giáo luôn là nhân tố tác động lớn nhất đến kiến trúc của họ. Trong thời kỳ Angkor, chỉ các đền thờ và công trình tôn giáo khác là được xây dựng bằng đá. Những công trình không dùng cho mục đích tôn giáo như nhà ở được xây bằng những vật liệu dễ hư hỏng, không tồn tại được lâu dài như gỗ.

Kiến trúc Khmer đặc sắcKiến trúc Khmer đặc sắc

Kiến trúc các công trình tôn giáo của Angkor có cấu trúc, nguyên lý, họa tiết đặc trưng. Có nhiều trường phái kiến trúc liên tiếp mang đặc trưng khác nhau trong suốt giai đoạn của người Angkor.

4. Múa Khmer

Đến Campuchia bạn hoàn toàn không thể bỏ qua những buổi trình diễn nghệ thuật truyền thống và điệu múa cung đình Apsara chính là một trong những điệu múa đẹp nhất được lưu truyền từ xa xưa của hoàng tộc. Những năm gần đây điệu múa này lại một lần nữa hồi sinh tuyệt vời trở thành một nét văn hóa tinh thần không thể thiếu của người Campuchia. Hầu hết các buổi biểu diễn ca múa tại Siem Reap đều có sự phối hợp múa cổ điển và sân khấu dân gian.

Điệu múa Apsara chính là tâm điểm của mỗi buổi trình diễnĐiệu múa Apsara chính là tâm điểm của mỗi buổi trình diễn

Apsara là tên một điệu múa cổ điển được lấy cảm hứng từ những hình khắc Apsara và các tác phẩm điêu khắc của Angkor. Thông thường một buổi biểu diễn apsara thường có 4 đến 6 vũ công ăn mặc xinh đẹp và đậm chất truyền thống, họ cùng biểu diễn hòa hợp trong điệu múa cung đình lộng lẫy và đầy uyển chuyển.

5. Văn hoá ẩm thực

Ẩm thực Campuchia ảnh hưởng phong cách mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Hoa, hầu hết các món ăn có vị lạt, ngọt và béo. Món ăn Ấn Độ tìm thấy hầu hết ở các gia vị được dùng chủ yếu là cay như sa tế, ớt, tiêu, nhục, hồi v.v. Món ăn Trung Hoa được tìm thấy nhiều với vị lạt và khá béo, nhiều dầu mỡ nhất là mang phong cách ẩm thực vùng Tứ Xuyên.

Các thực phẩm chủ yếu cho người dân Campuchia là lúa gạoCác thực phẩm chủ yếu cho người dân Campuchia là lúa gạo

 Hầu như mỗi bữa ăn đều có cơm. Các món khác như cari, súp hoặc khoai tây chiên thường là các món chính đi kèm khá phổ biến. Ngoài gạo, người Campuchia còn sử dụng nếp để chế biến ra các món xôi và cơm lam. Xôi thường đi kèm sầu riêng như là một món tráng miệng còn cơm lam thường dùng như là một món thay thế cơm cho người nông dân làm ruộng khi mà họ không có thời gian chế biến.

6. Văn hoá giao tiếp

Chắc hẳn nhiều người đã biết Campuchia là một quốc gia sùng bái đạo Phật. Phật giáo du nhập vào Campuchia từ thế kỉ thứ thứ VII và có đến 90% dân số theo đạo Phật. Vì vậy, không chỉ trong văn hóa giao tiếp Campuchia mà hầu hết các phong tục tập quán đều có sự ảnh hưởng của Phật giáo, kể cả các chuẩn mực xã hội và cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình… Cho đến ngày nay, văn hóa giao tiếp Campuchia vẫn không có nhiều sự thay đổi so với trước. Phần lớn dân số theo đạo Phật và văn hóa giao tiếp Campuchia được hình thành dựa trên nền tảng Phật giáo là chủ yếu.

Chấp tay trước ngực khi chào hỏiChấp tay trước ngực khi chào hỏi

Những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp Campuchia

Bất cứ quốc gia nào cũng có một nền văn hóa riêng và Campuchia cũng vậy. Trong văn hóa giao tiếp Campuchia, bạn nhất phải nhớ một số đặc trưng sau:

  • Phải bỏ nón và giày dép khi vào chùa và không được chạm vào nhà sư: vì là một quốc gia Phật giáo nên đối với người Campuchia, chùa là nơi vô cùng linh thiêng. Chính vì vậy, bạn phải bỏ nón là giày dép khi đến chùa để thể hiện sự thành kính cũng như tuyệt đối không được chạm vào các nhà sư.
  • Cách chào hỏi trong văn hóa giao tiếp Campuchia: chắp tay trước ngực và cuối người là động tác chào hỏi truyền thống của người Campuchia. Tuy nhiên, tùy vào các mối quan hệ, thứ bậc, tuổi tác giữa những người giao tiếp vơi nhau mà cách chào hỏi có sự khác nhau một chút. Ngoài ra, để thể hiện sự kính trọng với người đối diện, người Campuchia thường cuối người thấp và chắp tay ở vị trí cao hơn. Riêng đối với khách du lịch, người dân Campuchia thường dùng cách bắt tay nhưng phụ nữ nước này vẫn chào theo cách truyền thống.
  • Không được chạm vào đầu trẻ em: theo quan niệm của người Campuchia, đầu trẻ em rất linh thiêng nên chỉ có cha mẹ hoặc thành thần mới được chạm vào. Vì thế, để không làm trái văn hóa giao tiếp Campuchia , bạn không được chạm vào đầu những đứa trẻ ở đây nhé.
  • Tay trái là bàn tay “không sạch sẽ”: theo phong tục của người Campuchia, tay trái được cho là bàn tay không sạch sẽ nên khi đưa đồ, đưa tiền hay bất cứ thứ gì, bạn nên dùng tay phải, tuyệt đối không được dùng tay trái.
  • Văn hóa giao tiếp Campuchia trong bữa ăn: Trong bữa ăn, những người lớn tuổi nhất sẽ ngồi vào bàn và dùng bữa đầu tiên rồi mới đến những người khác. Nếu bạn được tham gia và bữa ăn của người Campuchia, bạn nên chờ đợi để được sếp chỗ là làm theo quy tắc trên để không bị thất kính.

7. Văn hoá tặng quà

– Người Campuchia chỉ thường tặng quà cho nhau vào dip tết cổ truyền của dân tộc  (Chaul Cham)

– Khi được mời đến nhà bạn bè hoặc người khác dự tiệc thì khách thường mang đến cho gia chủ một số món quà nhỏ.

Khi tặng quà cũng có những điều cần lưu ýKhi tặng quà cũng có những điều cần lưu ý

– Qùa thường được gói cẩn thận trong những tờ giấy đầy màu sắc

– Những điều cần tránh khi tặng quà và nhận quà:

– Tặng dao là điều cấm kị trong văn hóa của người Campuchia

– Tránh trao quà bằng một tay

– Không được mở quà ngay sau khi nhận

8. Văn hoá ăn uống

– Khi được mời đến dự bất cứ bữa ăn nào, hãy chờ cho đến khi du khách được xếp chỗ để tránh phạm phải những quy tắc sắp xếp theo tôn ti trật tự. Người lớn tuổi nhất thường là người ngồi vào bàn ăn đầu tiên, tương tự như thế đây cũng là người sẽ bắt đầu ăn trước tiên.

Tuyệt đối không nói chuyện làm ăn hay kinh doanh trong những dịp ăn uốngTuyệt đối không nói chuyện làm ăn hay kinh doanh trong những dịp ăn uống

– Cách ứng xử tại bàn ăn của người Campuchia khá trang trọng. Nếu du khách không nắm chắc về những điều nên hay không nên làm tại bàn ăn cùng với người dân nước này, thì cách đơn giản nhất là làm theo những người bên cạnh.

9. Lễ hội truyền thống

Vương quốc Campuchia – xứ sở chùa tháp là một trong những điểm du lịch mới và hấp dẫn nhất trên thế giới, thu hút lượng khách du lịch đông đảo tới đây hằng năm. Nổi tiếng với du khách gần xa đó chính là ngôi đền Angkor Wat cùng với những ngôi đền thuộc quần thể Angkor. Có rất nhiều những lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa Campuchia. Những lễ hội nổi tiếng phải kể đến như:

Lễ hội té nướcLễ hội té nước

Lễ hội té nước Bom Chaul Chnam: là lễ hội lớn nhất của đất nước Campuchia. Lễ hội được tổ chức nhằm mục đích mừng một mùa vụ thu hoạch lúa thành công.

Lễ hội lấy ruộng: lễ hội được tổ chức tại Hoàng cung nhằm thể hiện sự quan tâm của nhà vua với nhân dân cũng như mùa màng.

Lễ Bonn Prathen: lễ hội Phật giáo lớn nhất trong năm.

Tết cổ truyền: cũng như đất nước Việt Nam, đất nước Campuchia cũng đón Tết Nguyên Đán vui vẻ bên gia đình, người thân.

Ngoài những lễ hội truyền thống, còn có rất nhiều những lễ hội đặc sắc khác được tổ chức trong năm mang dấu ấn của đất nước Campuchia.