Với bề dầy lịch sử hàng nghìn năm và hơn 55 dân tộc anh em Trung Quốc hình thành nên nền văn hóa phong phú đặc sắc, đa dạng về tập quán từ ứng xử giao tiếp hàng ngày, ẩm thực cho đến nghệ thuật thơ ca, kịch, kiến trúc, thủ công mỹ nghệ,…
Đất nước Trung Quốc có “giang sơn, gấm vóc” rộng lớn với những phong cảnh đẹp ngoạn mục của núi non hùng vĩ, những dòng sông rộng lớn, những cánh rừng bát ngát đổi màu theo mùa, hồ chen núi, núi chen sông,… tất cả làm nên một bức tranh Trung Quốc tuyệt mỹ.
Nếu bạn đang chuẩn bị cho chuyến du lịch Trung Quốc thì cần trang bị thêm những kiến thức về văn hóa của đất nước này để chuyến tham quan của bạn được hoàn hảo hơn và tránh những sai xót không đáng có.
Mục lục
Văn hóa giao tiếp
Người phương Đông nói chung và người Trung Quốc nói riêng khá khắt khe trong vấn đề giao tiếp. Việt Nam tuy có nhiều nét văn hóa tương đồng với Trung Quốc nhưng vẫn có những điều khác biệt mà trước khi đi du lịch Trung Quốc chúng ta cần biết để tránh những sai xót không đáng có với người dân địa phương.
Văn hoá giao tiếp của người Trung Quốc
Chào hỏi
Trong khi chào hỏi bạn không nên bắt tay chặt, mà thả lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Nếu những đất nước phương Tây luôn luôn chào hỏi phụ nữ trước thì ở các nước phương Đông đặc biệt là Trung Quốc bạn nên chào hỏi người có chức quyền cao nhất, đến những người đàn ông và sau đó là phụ nữ.
Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó như vậy được xem là rất không lịch sự, tốt nhất là bạn nên dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi đưa về phía người cần giới thiệu.
Làm quen
Khi trò chuyện làm quen với một người bạn mới, bạn có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương (điều này hoàn toàn trái ngược với văn hóa của các nước phương Tây). Nếu bạn được hỏi những câu tương tự như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời.
Chủ đề trao đổi ưu thích của người Trung Quốc là thể thao, và người dân nơi đây đặc biệt yêu thích bóng đá. Ngược lại đề tài chính trị là vấn đề nhạy cảm mà bạn nên tránh đưa vào những cuộc nói chuyện của mình ở đất nước này, và nhớ nhé những lời nói phê phán nên hạn chế sử dụng trong chuyến du lịch Trung Quốc của bạn.
Đàm phán
Nếu bạn đang có dự định hợp tác với người Trung Quốc trong dự án làm ăn nào đó thì nên hiểu rõ một vấn đề vệc đàm phán với người Trung Quốc là chuyện không hề đơn giản và thường kéo dài. Lúc đầu thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó chuyện làm ăn được để dành đến cuối bữa.
Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy tỏ ra vui vẻ tuy nhiên vẫn giữ thái độ quả quyết, điều này là rất quan trọng để đi đến việc đạt được sự nhất trí với nhau để hợp tác kinh doanh. Thường sau đó vài ngày sẽ có được chuyển biến tích cực.
Số 4
Người Trung Quốc rất kiêng số 4 vì trong tiếng Trung Quốc đọc nghe giống từ “chết”. Vì vậy khi mua tặng một món quà cho người Trung Quốc bạn không được tặng cái gì có liên quan đến con số này.
Trao danh thiếp
Khi nhận được danh thiếp từ một người Trung Quốc bạn nhận bằng 2 tay và nhớ đọc nội dung trên danh thiếp trước khi cất đi. Ngược lại khi trao cũng vậy luôn luôn dùng bằng 2 tay, với người Trung Quốc điều này thể hiện là bạn tôn trọng họ.
Quà tặng
Những món quà tặng thông lệ ở nơi đây có thể tặng hoa quả, bánh ngọt hay đồ uống có rượu,… Tuyệt đối không được tặng đồng hồ vì từ “tặng đồng hồ” trong tiếng Trung Quốc đồng âm với cụm từ “đi dự một đám tang”. Một điều lưu ý nữa nếu bạn được một người Trung Quốc tặng quà thì không nên mở gói quà trước mặt người tặng.
Ở khách sạn
Người Trung Quốc thường đánh giá đẳng cấp của một người qua khách sạn mà họ ở, nếu bạn đến với đất nước này vì chuyện làm ăn thì nên ở trong khách sạn từ hạng trung trở lên. Câu hỏi mà người Trung Quốc thường dùng hỏi đối tác của mình là “bạn ở khách sạn nào?”.
Quần áo
Khi giao dịch kinh doanh phải mặc sang trọng: đối với nam giới thì vest sẫm màu và cravat, không nên mặc quần bò thắt cravat, càng không nên màu sắc lòe loẹt. Đối với phụ nữ thì tùy theo tập tục nước mình. Thông thường là quần và áo vest sẫm màu.
Phê bình
Bạn không được phê bình, chê trách thẳng thắn và công khai ở Trung Quốc mà nên diễn giải theo cách khác nhẹ nhàng hơn, chẳng hạn như cộng sự hay nhân viên đó đã làm việc tốt, lần sau chắc chắn sẽ còn tốt hơn.
Văn hóa ẩm thực
Ông bà ta từ xưa đã có câu nói “ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, ở nhà Tây”, điều đó để thấy rằng trong mắt người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung ẩm thực Trung Quốc có một vị thế nhất định. Có thể nói ngoài sông núi hùng vĩ, nhiều thắng cảnh, kỳ quan,… thì ẩm thực là một trong những điều hấp dẫn khách du lịch khắp nơi đến với Trung Quốc. Ẩm thực Trung Quốc đa dạng, phong phú, mỗi vùng miền có những món ăn và cách chế biến đặc biệt.
Có thể nói văn hóa ẩm thực ở Trung Quốc còn là một môn nghệ thuật đặc biệt và đi kèm với nó là những phong tục tập quán ăn uống vô cùng độc đáo và cũng không tít điều kiêng kỵ. Trong tập quán ăn uống, người Trung Quốc thường kỵ lấy đũa gõ chén, bát vì đó được cho là hành vi của ăn mày.
Không bao giờ được cắm đũa vào bát cơm vì chỉ có cơm cúng người chết mới làm như vậy. Cũng giống như Việt Nam, người Trung thường dùng đũa để gắp thức ăn. Điều này thể hiện sự điềm đạm, lịch sự và khoan thai khi ăn. Đối với họ thì dao và dĩa được xem là vũ khí gây thương tích.
Khi được mời đến dự tiệc, người Trung Quốc thường lịch sự, rụt rè, bạn phải thường xuyên mời họ ăn uống, rót đồ uống (rượu, bia) thường phải đầy cốc, nếu không có người phục vụ thì nam giới rót đồ uống cho phụ nữ, cấp trên rót cho cấp dưới.
Không chỉ ảnh hưởng đến những phong tục, tập quán, đời sống hàng ngày văn hóa Ẩm thực Trung Quốc cũng chịu tác động nhiều từ đạo Khổng. Vì vậy, món ăn nào cũng đi theo thuyết quân bình âm dương, hài hòa và tốt cho cơ thể. Các món ăn ở Trung Quốc đều được chế biến khéo léo kết hợp với các loại gia vị, không chỉ thơm, ngon mà còn phải tốt cho sức khỏe. Tuy theo từng khu vực mà có những trường phái thức ăn khác nhau như: Sơn Đông, Tứ Xuyên, Giang Tô, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam, An Huy.
Ẩm thực Trung Quốc
Ẩm thực Sơn Đông: bao gồm hai loại món ăn của Tế Nam và Dao Đông. Các món ăn mang vị nồng đậm, nặng mùi hành tỏi, nhất là những món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Món ăn nổi tiếng của Sơn Đông là ốc kho, cá chép chua ngọt.
Ẩm thực Tứ Xuyên: bao gồm hai trường phái Thành Đô và Trùng Khánh. Các món ăn Tứ Xuyên nhiều mùi vị và có độ nồng đậm, cay. Nổi tiếng với món Vây cá kho khô, cua xào thơm cay.
Ẩm thực Giang Tô: bao gồm món ăn của Dương Châu, Tô Châu và Nam Kinh. Giang Tô nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần, đặc biệt các món canh bảo đảm nguyên chất, nguyên vị. Món ăn có tiếng như: món thịt và thịt cua hấp.
Ẩm thực Chiết Giang: Bao gồm các món ăn của Hàng Châu, Ninh Ba, Thiệu Hưng. Chủ yếu là của Hàng Châu. Món ăn Chiết Giang thường tươi mềm, thanh đạm, không ngấy. Nổi tiếng với món tôm nõn Long Tỉnh, cá chép Tây Hồ.
Ẩm thực Quảng Đông: hình thành từ 3 truyền thống nấu bếp là Quảng Châu, Triều Châu, và Đông Giang, phong phú về thành phần, cách chế biến tinh tế và phức tạp. Quảng Châu nổi tiếng hơn cả về các món chiên, rán, hầm với khẩu vị thơm giòn và tươi. Nổi tiếng với món Tam xà long hổ phượng, heo quay.
Ẩm thực Phúc Kiến: gồm các món ăn Phúc Châu, Tuyền Châu và Hạ Môn, chủ yếu là món Phúc Châu. Các món ăn Phúc Kiến với nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng vị ngọt, chua, mặn thơm, màu đẹp vị tươi. Nổi tiếng với món Kim phúc thọ, cá kho khô…
Ẩm thực Hồ Nam: được hình thành từ thời nhà Hán, các món ăn của Hồ Nam thường được chú trọng độ thơm cay, tê cay, chua cay và tươi. Đặc biệt là vị chua cay. Hồ Nam có món kho vây cá là nổi nhất.
Ẩm thực An Huy: gồm các món ăn của miền Nam An Huy, khu vực dọc sông Trường Giang và Hoài Hà. An Huy có sở trường về các món ninh, hầm. Người An Huy đặc biệt chú trọng về mặt dùng lửa, nổi tiếng với món vịt hồ lô.
Văn hóa nghệ thuật
Có thể nói văn hóa nghệ thuật của Trung Quốc là một đề tài bất tận cho bất kỳ ai muốn nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc. Nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực từ văn học, thơ ca, kịch,… cho đến kiến trúc, mỹ thuật,… Trong đó, nét đặc sắc nhất mà khi du lịch Trung Quốc nhất định bạn phải thử qua đó chính là xem một vở kinh kịch, khám phá những công trình kiến trúc đồ sộ và đến những làng nghề thủ công.
Kinh kịch
Kinh kịch Trung Quốc hay còn gọi là “Ca kịch phương Đông” được manh nha từ thời thời Trung Hoa cổ, chín muồi vào thời Tống, Kim Nguyên, Minh nhưng đến đời nhà Thanh môn nghệ thuật này mới bắt đầu nở rộ.
Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, bằng cả quá trình thể hiện hợp nhất giữa “Ca, nói, biểu hiện, đấu võ, vũ đạo”, để thuật lại các cốt truyện, khắc họa nhân vật. Các nhân vật trong Kinh kịch chủ yếu được chia làm bốn vai lớn là: Sinh (vai nam), Đán (vai nữ), Tịnh (vai tà), Sửu (vai hề), ngoài ra còn có một số vai phụ.
Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp
Mặt nạ trong kinh kịch được gọi là kiểm phổ. Một vở kinh kịch có thành công hay không phụ thuộc rất nhiêu vào kiếm phổ. Thông qua kiếm phổ khán giả có thể nhận dạnh được tính cách nhân vật.
Nếu kiểm phổ là màu đỏ thì nhân vật đó có tính cách trung thành nhất mực, ngược lại nếu kiếm phổ màu trắng thì nhân vật đó có tính cách gian trá, độc ác, màu xanh dương thể hiện cho tính cách kiên cường, dũng cảm và màu vàng là đại diện cho thần phật, quý quái…
Hiện nay, trong các sự kiện văn hóa Trung Quốc, Kinh Kịch được diễn cho khán giả xem để biết về văn hóa, lịch sử của Trung Quốc. Nếu bạn có cơ hội đến tham quan thành phố Bắc Kinh bạn có thể tới Nhà hát Kinh Kịch Bắc Kinh để xem loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
Kiến trúc
Kiến trúc Trung Hoa thời cổ là hình thức nghệ thuật độc đáo, tiện dụng, trong đó thể hiện đầy đủ sự kết hợp hài hòa các yếu tố địa lý, biến đổi khí hậu, tôn giáo và cả phong tục tập quán chỉ trong một công trình duy nhất.
Vẻ đẹp của Tử Cấm Thành
Các vật liệu được sử dụng để xây dựng các công trình tạo nên những kiến trúc độc đáo này là gỗ, đá, gạch, ngói, đất bùn và kim loại. Trong đó, người Trung Hoa chủ yếu sử dụng gỗ để xây dựng nhà ở, với kỹ thuật thiết kế và xử lý các kết cấu gỗ tài tình người Trung Hoa đã xây dựng được rất nhiều công trình mà cả thế giới phải kinh ngạc.
Bạn hãy thử ghé thăm Hoàng Cung, Vạn Lý Trường Thành, Di Hòa Viên, Lạc Sơn Đại Phật,… để thấy hơn sự đồ sộ và độc đáo nơi đây.
Nghệ thuật truyền thống
Với bề dầy hàng nghìn năm lịch sử, Trung Quốc là nơi hình thành và phát triển của nhiều mặt hàng thủ công truyền thống. Nghệ thuật thủ công mỹ nghệ trung quốc đều mang tính tinh xảo và độ chân thật cao trong từng sản phẩm.
Ngày nay các nghề thủ công mỹ nghệ không mang lại giá trị kinh tế cao, nên càng ngày càng ít người làm trong lĩnh vực này, mặt khác để làm ra một tác phẩm thủ công mỹ nghệ đòi hỏi người làm phải có con mắt tinh tường và tỉ mỉ mà không phải ai cũng làm được điều này.
Bạn có thể đến các làng nghề sau đây nếu có dịp đi du lịch Trung Quốc: Kỹ thuật khắc bản in Trung Quốc tại nhà xuất bản kinh Jiling, nghệ thuật cắt giấy tại Nam Kinh, lụa Vân Cẩm, đèn lồng giấy, nghệ thuật làm vàng lá,…