Những món ăn truyền thống trong ngày Tết Songkran

Tháng 4 là dịp người dân Thái Lan háo hức đón chào ngày Tết cổ truyền dân tộc của mình. Diễn ra từ ngày 13 -15/4, Tết Songkran (lễ hội té nước) là một trong những lễ hội lớn nhất của người dân xứ sở chùa Vàng.

Vào dịp này, người dân tạm quên đi những lo toan hàng ngày và cùng nhau xuống đường đón năm mới. Tục té nước trên đường phố ngày Tết là một tập tục rất dễ thương và khá ấn tượng với du khách quốc tế. Người Thái quan niệm rằng tạt nước nhằm xóa đi những xui xẻo, mệt mỏi của năm cũ để đón một năm mới tươi tắn hơn. Ai càng bị tạt nhiều nước thì càng gặp nhiều may mắn.

Những món ăn trong dịp Tết Songkran

1. Khao Chae

Để xua tan cái nóng “như thiêu như đốt” của tháng 4, người dân Thái Lan đã chế biến một món ăn đặc biệt: Khao-Chae, món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày lễ Songkran.

Tên gọi Khao-Chae bắt nguồn từ cách chế biến món ăn. “Khao” có nghĩa là gạo, “chae” nghĩa là ngâm trong nước. Bởi qui trình chế biến công phu và tỉ mỉ nên Khao-Chae còn được gọi là “món ăn thần thánh”. Đầu tiên gạo được nấu qua cho mềm nhưng chưa chín hẳn, sau đó cho gạo vào cái rây xả qua vòi nước nhiều lần để loại bỏ hết bột cám ở ngoài.

Khao-Chae thanh nhã, nhẹ nhàng chứ không cay và nhiều gia vị như đặc trưng ẩm thực TháiKhao-Chae thanh nhã, nhẹ nhàng chứ không cay và nhiều gia vị như đặc trưng ẩm thực Thái

Nước ướp hương hoa là nguyên liệu quan trọng và được chế biến tỉ mỉ nhất để tạo ra món Kha-Chae. Trước tiên đổ nước vào một nồi lớn sao cho lượng nước ngập một nửa nồi sau đó cho một nhúm hoặc một vài cánh hoa nhài hoặc hoa hồng tươi vào nồi nước. Sau đó thả trên mặt nước một ngọn nến thơm hương hoa nhỏ đang cháy. Lấy nắp đậy hờ nồi nước trong 15 phút. Sau đó lại cho hoa và thay một ngọn nến với hương hoa khác vào nồi nước. Lặp lại lần thứ 3 với thao tác này. Bằng cách này hương thơm từ nến và tinh dầu tự nhiên từ hoa hồng hoặc hoa nhài sẽ thẩm thấu vào nước.

Rắc nhẹ gạo đã chế biến vào nồi nước hương hoa, sau đó dùng một miếng vải thưa để bọc  kín nồi nước nhằm tránh gạo bị nở rồi cho vào hấp cách thủy.

Món này có thể ăn kèm với thịt lợn xay nhồi hạt tiêu non, thịt bò hoặc thịt lợn xé sợi tẩm ngọt, củ cải Trung Quốc muối chua, pa tê tôm… và được trang trí bởi nhiều loại rau củ màu.

2. Kaeng Phed – Cà ri đỏ  

Người Thái quan niệm, đầu năm mới ăn món cà ri đỏ sẽ mang đến vận đỏ cho cả năm. Đây là món ăn truyền thống hấp dẫn không thể thiếu trong các bữa cơm của người Thái. Đặc biệt, Kaeng Phed luôn nằm trong các mâm cơm ngày Tết ở xứ sở chùa Vàng như một món ăn may mắn mang ý nghĩa tốt đẹp cho năm mới.

Kaeng Phed Ped Yang – vịt quay nấu cari đỏKaeng Phed Ped Yang – vịt quay nấu cari đỏ

Đứng đầu trong Top 50 món ăn ngon nhất thế giới do kênh truyền hình CNN (Mỹ) bình chọn, món cà ri Thái có vị cay của ớt đủ để làm điểm nhấn mà không làm chìm đi những hương vị khác, cùng vị béo và thơm nhẹ của nước cốt dừa và rất nhiều gia vị khác. Đặc biệt, sự kết hợp với vịt quay khiến món cà ri này trở nên lạ lẫm nhưng vô cùng lôi cuốn. Chính vì vậy mà đây là món ăn được cư dân Thái và các thực khách ưa chuộng. Du khách hãy thử món ăn lôi cuốn này khi tới xứ Thái du lịch nhé.

3. Pla Rad Prik – Cá diêu hồng sốt me

Món Pla Rad Prik mang ý nghĩa cầu mong may mắn và sung túc cả năm. Đây là món ăn có hương vị tuyệt vời sẽ làm thực khách thích thú. Món ăn may mắn này được cảm nhận là hấp dẫn, điều đó thể hiện ở từng thớ thịt cá ngọt được rán giòn tan kết hợp với nước sốt chua ngọt và vị cay nhẹ vô cùng lôi cuốn.

Vị chua cay ngọt hấp dẫn trong từng miếng cáVị chua cay ngọt hấp dẫn trong từng miếng cá

Còn gì tuyệt vời bằng ngồi thưởng thức món cá diêu hồng sốt 3 vị này cùng những người bạn Thái trong dịp năm mới?

4. Gai Haw Bai Toey – Thịt gà cuộn lá dứa

Gà nướng cuộn lá dứa là một trong những đặc sản nổi tiếng, thường xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết của các gia đình Thái Lan. Cũng có thể xem món ăn này là đỉnh cao của các món chiên với lớp ngoài giòn tan, vàng rụm.

Thịt gà cuộn lá dứaThịt gà cuộn lá dứa

Gà được ướp với các loại gia vị, nước cốt dừa rồi cuốn trong lá nếp, nướng đến khi lá cháy xém bên ngoài, thơm lừng từ bếp lên nhà. Lá dứa mùi thơm ngòn ngọt bọc bên ngoài giữ cho miếng thịt gà mềm, ngọt, lại không bị mất nước. Món ăn này chắc chắn sẽ oánh gục mọi thực khách. Với những ai thích thử đồ ăn Thái mà sợ cay thì món này là một lựa chọn hợp lý.

5. Tom Yum Kung – Món canh chua Thái đặc sắc

Tom Yum Koong là một món ăn tuyệt vời đầy hấp dẫn của nền ẩm thực truyền thống của Thái Lan. Đây chính là món canh may mắn được để giữa mâm cơm mang đến những bữa ăn ngon, đầy hương vị. Nó cũng được xem là món ăn “linh hồn” của bữa cơm sẽ quyết định lên hương vị của các món khô còn lại. Tom Yum Koong chính là món súp tôm chua cay với dừa non mang nét đặc trưng của ẩm thực Thái.

Tom Yum Kung – Món ăn quốc hồn quốc túy của ẩm thực TháiTom Yum Kung – Món ăn quốc hồn quốc túy của ẩm thực Thái

Tom Yum Koong mang đậm vẻ đặc trưng ở các vùng miền của Thái Lan. Bát súp miền Nam Thái Lan thường đục vì có nước cốt dừa. Còn người dân miền Bắc lại cầu kỳ hơn khi làm nước súp bằng việc ninh gà lấy nước cốt. Món ăn là sự kết hợp của nước cốt gà, nước rau mùi và một số gia vị khác như: xả, giềng, lá chanh, gừng… tạo hương vị thơm ngon độc đáo.