16 dân tộc cùng sinh sống trên một lãnh thổ đã khiến cho văn hóa Nga trở nên đa dạng và phong, những điểm chung và khác biệt giữa các tộc người tạo nên tổng thể đặc trưng về văn hóa con người, phong tục tập quán của quốc gia này.
Mục lục
Truyền thống – phong tục tập quán trong văn hóa Nga
Bữa tiệc cưới người Nga phải có thịt chim
Lễ cưới truyền thống của nước Nga diễn ra trong 2 – 3 ngày, thường được tổ chức vào mùa thu hoặc mùa đông tại nhà thờ. Để có thể đón được vị hôn phu của mình, chú rể cần trải qua một vài thử thách truyền thống. Theo văn hóa Nga, bàn tiệc ngày cưới bắt buộc phải có thịt chim bởi trong quan niệm của người Nga hình tượng con chim biểu trưng cho hạnh phúc gia đình.
Những đứa trẻ trong gia đình cần tự lập từ khi còn nhỏ
Người Nga nuôi dạy con cái theo cách sống tự lập. Sau khi sinh ra, đứa trẻ được giao cho ông bà nội nuôi dưỡng, chăm sóc cho đến tuổi đi học mới quay về ở với cha mẹ. Thậm chí họ cũng không có thói quen mua quần áo và các vật dụng thiết yếu cho trẻ sơ sinh, những thứ này sẽ được người thân hay bạn bè mang tặng cùng những lời chúc mừng cho em bé lớn lên khỏe mạnh, còn bố mẹ chúng thì hy vọng nhận được chia sẻ trong việc nuôi dạy con cái.
Bạn được chúc mừng nếu hắt xì
Không chỉ tại Nga mà ở 1 số nước châu Âu và châu Á, nếu bạn vô tình hắt xì trước mặt người bản địa họ sẽ gửi tới bạn 1 lời chúc mừng sức khỏe “Budte Zdorovy”. Điều này xuất phát từ suy nghĩ người Nga rằng, khi bạn hắt xì điềm lành đã đến với bạn. Mặc cho bạn có quen biết với họ hay không họ vẫn sẵn sàng chia sẻ cùng bạn niềm vui đó. Đây là hình thức giao tiếp mặc dù có chút lạ lùng như lại hiệu quả để bắt đầu một mối quan hệ bạn bè.
Hãy vui vẻ ăn món bánh mì muối khi được mời
Theo văn hóa Nga, bánh mì muối là món để tiếp đón những vị khách mới. Bánh mì là nguồn lương thực quý giá đối với họ, muối bảo vệ con người trước kẻ thù nên món quà này giàu ý nghĩa và biểu trưng sự tiếp đón nồng hậu, khẳng định mối quan hệ thân thiện và tin cậy. Cách đáp lại món quà đặc biệt này là hôn phần bánh mì được tặng và chấm muối ăn hết để tỏ lòng cảm kích. Việc chấm muối mang ý nghĩa là vị khách cùng chủ nhà có thể cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống.