Tết của người Campuchia diễn ra như thế nào?

Tết của người Campuchia diễn ra như thế nào?

Vào 13 – 15/4 hàng năm trên khắp đất nước Campuchia lại tưng bừng lễ đón chào năm mới – Tết Chol Chnam Thmay

Tết Campuchia là ngày tết cổ truyền lớn nhất trong năm tại xứ chùa tháp linh thiêng. Đến với ngày hội lớn của nhân dân Campuchia, du khách sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí náo nhiệt, ấm cúng nhưng cũng vô cùng đặc sắc với các hoạt động mang đậm bản sắc của người dân nơi đây.

1. Giới thiệu

Tết cổ truyền Campuchia hay còn gọi là Chol Chnam Thmay hoặc là Chaul Chnam Thmay. Đây là một trong những lễ hội lớn mừng năm mới theo lịch cổ truyền của người dân khmer. Ngoài Campuchia, đây cũng là dịp lễ tết của nhiều nước khác như Lào, Thái Lan, Myanmar, Siri Lanka.

Tết cổ truyền Campuchia diễn ra trong 3 ngày từ 13/4 đến 15/4 dương lịchTết cổ truyền Campuchia diễn ra trong 3 ngày từ 13/4 đến 15/4 dương lịch

Nguồn gốc của ngày lễ này bắt nguồn từ lòng tin của người dân về một vị thần trên trời được sai xuống để chăm lo cho đời sống của người dân trong năm. Do đó, hàng năm ngày này được định làm ngày lễ hội, tết cổ truyền của toàn dân Campuchia. Trong dịp lễ đặc biệt này, các hoạt động vui chơi như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh lửa,…được khắp nơi thực hiện.

Trong suốt 3 ngày lễ hội, không khí cả đất nước Campuchia luôn luôn náo nhiệt, đèn hoa sáng rực, các ngôi chùa kéo dài đến các nẻo đường dẫn đến Hoàng Cung. Người dân và du khách, ai ai cũng nô nức đổ ra đường tham gia vào các hoạt động lễ hội đường phố lễ té nước, bôi bột màu… 

Cà ri và rượu thốt nốt là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Bol Chol Chnam. Trên đường phố người dân đổ ra đông vui như trẩy hội. Đặc biệt là khi trời tối, người ta sắp lễ, ăn uống, nhảy múa tưng bừng tham gia vào các hoạt động lễ hội đường phố như lễ té nước, bôi bột màu… Càng bị té nhiều nước thì may mắn càng đến nhiều.

Điều đặc biệt ở đất nước này còn phải kể đến các điệu múa. Người Campuchia say mê trong từng điệu nhảy, các cô gái uốn lượn vòng hông theo bước chân nhịp nhàng, đôi tay thon ngà ngọc giơ cao phảng phất hình những mái đền cong vút trong điệu múa Apsara.

Đêm giao thừa mọi gia đình làm những chiếc đèn lồng thật đẹp rồi đem ra thả trên mặt hồ. Hàng ngàn ngọn đèn trôi lung linh thành một hội hoa đăng và người ta tin rằng đèn của nhà nào vừa đẹp vừa sáng suốt đêm thì nhà ấy sang năm mới gặp nhiều điều tốt lành.

2. Hoạt động trong những ngày Tết cổ truyền

Ở Campuchia, tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống người dân. Trong ngày đầu năm mới này, mỗi nhà thường đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng thức ăn lên tổ tiên của mình. Theo quan niệm của người dân Campuchia thì ai càng đi nhiều chùa thì càng có nhiều tiền-tài-lộc trong năm mới. Trước những ngôi chùa, trong dịp tết người Campuchia đắp năm núi cát hình chóp tượng trưng vũ trụ Meru, ai có nhu cầu tìm kiếm tình duyên – tài lộc thì đi quanh ụ cát khấn vái, cắm vào đấy những tờ riel (giấy bạc Campuchia).

Thời gian tổ chức ngày tết cổ truyền Campuchia là khoảng giữa tháng 4 dương lịch (đầu tháng Chét trong lịch Phật giáo Khmer – Ngày 13 – 15/4 dương lịch). Dịp lễ này sẽ kéo dài trong 3 ngày đối với năm thường và 4 ngày đối với năm nhuận. Mỗi ngày tết lại có tên gọi khác nhau:

– Ngày đầu tiên: Maha Songkran (Chôl sangkran thmây):

Ngày Maha SongkranNgày Maha Songkran

+ Ngày Maha Songkran sẽ diễn ra lễ rước đại lịch. Trong ngày này, mọi ngày tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo mới và mang cỗ, lễ lên chùa vào giờ tốt đã được chọn lựa (không phân biệt buổi sáng hay buổi chiều).

+ Ngày đầu tiên của tết Campuchia mọi người thường mang theo các lễ vật như nhang đèn, hoa quả đến chùa để làm lễ rước đại lịch, Maha Songkran.

– Ngày thứ hai: Wanabat (Wonbơf):

Tết cổ truyền Campuchia có những đặc sắc riêngTết cổ truyền Campuchia có những đặc sắc riêng

+ Ngày Wanabat là ngày lễ dâng cơm và đắp núi cát. Mỗi gia đình tại Campuchia sẽ làm cơm dâng lên các vị sư, sãi tại chùa vào buổi sáng hoặc trưa. Lễ dâng cơm này sẽ được các nhà kinh tụng kinh để làm lễ tạ ơn những người làm ra và mang vật thực đến chùa.

+ Vào buổi chiều, lễ đắp núi cát được tiến hành để tìm phúc duyên. Mọi người đắp cát thành nhiều núi nhỏ gồm có tám hướng, đắp một núi cát ở vị trí trung tâm để cầu nguyện.

– Ngày thứ ba có tên: Tngai Laeung Saka (Lơng săk):

+ Khác với 2 ngày tết đầu tiên, ngày thứ 3 có tên là Tngai Laeung Saka là ngày lễ tắm tượng Phật và tắm sư. Vào buổi sáng, mọi người sẽ dâng cơm lên các sư trên chùa, họ lắng nghe thuyết pháp. Buổi chiều, đốt nhang, dân lễ nhang, dâng nước có ướp hương thơm đến để tham gia lễ hội tắm Phật để gột rửa những điều không may của năm cũ và sang năm mới sẽ có nhiều điều tốt đẹp hơn.

Ngày lễ tắm Phật trong Tết cổ truyền CampuchiaNgày lễ tắm Phật trong Tết cổ truyền Campuchia

+ Sau lễ tắm Phật, mọi người tắm cho các vị sư sãi cao niên và rước các nhà sư đến nghĩa trang để cầu siêu cho linh hồn người quá cố. Cuối cùng, mọi người về nhà tắm tượng Phật tại nhà, làm cỗ chúc phúc cho ông bà, cha mẹ để xin tha thứ cho những thiếu sót của năm cũ.

Trong những ngày này, mọi người thường đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc phúc tài lộc, sức khỏe, phát đạt và cùng nhau tham gia các hoạt động vui chơi trong ngày tết. Tất cả người dân Campuchia sẽ ăn mặc đẹp, quét dọn sửa sang nhà cửa để đón năm mới. Mọi công tác chuẩn bị được thực hiện chu toàn tương tự như dịp tết cổ truyền của người Việt.

Tuy nhiên, thời khắc đón giao thừa trong ngày tết cổ truyền của người dân Campuchia có khác với người Việt Nam. Họ không quy định thời khắc giao thừa vào đêm 30 tết như người Việt mà thời khắc giao thừa có thể vào sáng, trưa, chiều, tối ở các giờ khác nhau tùy thuộc vào các sư trên chùa xem giờ đẹp và thông báo lại.

Nếu có cơ hội đến với đất nước Campuchia vào đúng dịp tết cổ truyền của người dân Khmer du khách chắc chắn sẽ có được những trải nghiệm vô cùng thú vị. Đây cũng là dịp để bạn trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của người dân Campuchia, hòa mình vào niềm vui chung của cả đất nước xinh đẹp này.