Khi tham gia các tour du lịch Campuchia của GO2 Travel, xem biểu diễn Apsara là một trải nghiệm không thể thiếu dành cho du khách. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của “xứ sở Chùa Tháp” đang chờ đón du khách đến tìm hiểu.
Mục lục
Dưới đây là 5 loại hình nghệ thuật đặc sắc của Campuchia:
1. Điệu múa Apsara (Vũ kịch cung đình Campuchia)
Điệu múa Apsara là một nét văn hóa truyền thống của đất nước Campuchia. Apsara là nghệ thuật đỉnh cao của người Khmer cổ đã qua quá trình phát triển hơn 2000 năm. Trong khu quần thể đền Angkor Wat nổi tiếng có hơn 2000 tượng vũ công Apsara với những động tác múa khác nhau, được chạm khắc tinh xảo trên các bức tường.
Apsara – điệu múa truyền thống của Campuchia
Thập niên 60 thế kỷ trước là thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất của điệu múa Apsara ở Campuchia với hơn 3000 vũ công. Để bảo tồn điệu múa, đã có rất nhiều nỗ lực trong những năm gần đây để Apsara được khôi phục và phát triển hưng thịnh trở lại ở đất nước Chùa Tháp.
2. Điệu múa dân gian
Ngoài điệu múa Apsara của Hoàng gia thì đất nước Campuchia cũng có nhiều điệu múa dân gian khác. Chúng thường có tiết tấu nhanh và được biểu diễn trong các lễ hội.
Ngoài Apsara, Campuchia còn có nhiều điệu múa dân gian khác
Điệu múa dân gian Campuchia phổ biến nhất là Robam Trot. Nó có động tác như hình ảnh người thợ săn đang đuổi theo con nai. Robam Trot được người dân nhảy vào năm mới với ý nghĩa là xua đuổi những điều không may.
Bên cạnh đó, một điệu múa dân gian khác là Sneak Toseay. Đây là điệu múa mô tả hình ảnh và sự chuyển động uyển chuyển của các con vật như con công hay con hổ.
3. Môn vật Baok Chambab
Baok Chambab là môn vật truyền thống của người Campuchia. Trước khi thi đấu, người đô vật phải biểu diễn một điệu múa theo nghi lễ. Môn thể thao này được tổ chức tại sân vận động Olympic quốc gia vào dịp Tết nguyên đán và các ngày lễ của Campuchia khác.
Trong môn đấu vật Khmer này, điệu nhảy cũng quan trọng như việc đấu vật. Sẽ có một nghi thức nhảy múa trước khi trận đấu diễn ra, trong đó các đô vật sẽ nhảy múa và di chuyển theo âm nhạc. Trận đấu gồm có 3 vòng, người chiến thắng là người có thể buộc đối phương trên lưng và rời khỏi mặt đất trong một khoảng thời gian nhất định. Người chiến thắng 2 trên 3 vòng là người chiến thắng trong trận đấu. Sau mỗi vòng, người thua sẽ được hỏi liệu anh ấy có muốn tiếp tục trận đấu hay không.
4. Võ thuật Bokator
Bokator, tên cũ L’bokator (tiếng Khmer: ល្បុក្កតោ) là một môn võ thuật cổ truyền của người Khmer đã từng trở thành một thế lực cực kỳ hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á trong hơn 6 thế kỷ bắt đầu từ năm 800 sau Công Nguyên.
Người Khmer có lịch sử võ thuật và tổ tiên là chiến binh từ thời cổ đại. Tổ tiên của người Khmer từ triều đại đến thường dân, thực sự có võ thuật riêng của họ, không sao chép từ các quốc gia khác thông qua các chữ khắc trên bia đá và bức phù điêu trong cả nước. Thuật ngữ bokator có nghĩa là “đánh sư tử”. Từ Bok có nghĩa là “đánh bại” hoặc “võ thuật”, và từ “Tor” có nghĩa là “sư tử”. Đây là môn võ thuật mạnh mẽ hoặc môn võ thuật mạnh như sư tử.
Bokator sử dụng một loạt các kỹ thuật tấn công bằng cùi chỏ, đầu gối, cánh tay, cẳng chân, đầu v.v,..
Hệ thống đòn thế của Bokator vô cùng đa dạng, trong đó hầu hết các động tác đều được bắt chước theo phong cách chiến đấu của các động vật hoang dã như ngựa, sư tử, rắn, đại bàng, khỉ, voi, cá sấu, Apsara, cua, thậm chí cả vịt,v.v,… Vì những điểm tương đồng, bokator thường bị hiểu nhầm là MuayThái.
Bokator có rất nhiều chiêu thức bắt chước động vật và có tuyệt kỹ ra đòn khác với võ thuật Muay Thái. Muay Thái chỉ là võ thuật sử dụng chiêu thức cơ bản của bokator như đấm, cùi chỏ, đá và đầu gối, v.v.., nhưng không bắt chước động vật.
5. Sbek Thom
Sbek Thom là một loại hình múa rối bóng truyền thống với những vũ công, những con rối, một tấm màn và người dẫn chuyện cùng kết hợp ăn ý với nhau trong nền nhạc truyền thống tạo nên những tiết mục đặc sắc và lôi cuốn.
Trong quá khứ, Sbek Thom như là một màn trình diễn lễ nghi tôn giáo chỉ được thực hiện trong thờ cúng cho những dịp đặc biệt như “Ngày năm mới của người Khmer”, sinh nhật của đức vua hay để tỏ lòng kính trọng đối với một số người nổi tiếng. Tuy nhiên, Sbek Thom đã phát triển trở thành một loại hình nghệ thuật biểu diễn về sau này.
Những nghệ sĩ Sbek Thom biểu diễn những trích đoạn từ Trường ca Reamker (được sáng tác bằng thơ văn hàng vạn câu, có cốt truyện vay mượn từ “Sử thi Ramayana của Ấn Độ”), hoặc đôi khi là những câu chuyện về Phật giáo.
Sbek Thom – múa rối bóng
Trong hầu hết các thể loại múa rối ở Châu Á, các con rối đều là những con người, con vật nhỏ với những chân tay di động khá nhỏ, tuy nhiên, những con rối nhỏ nâu trong nghệ thuật Sbek Thom Campuchia là những bức tranh bằng da bò lớn, cao 1 – 2 mét, gần như tròn, các nhân vật trong Trường ca Reamker được chạm khắc trong khung hình. Ngoài những con rối da lớn này, còn có những con rối nhỏ hơn, thậm chí đôi khi còn có các thanh di chuyển.
Khi biểu diễn, những con rối được soi bóng trên màn hình vải trong suốt rộng khoảng 10 mét và cao 4 mét được dựng lên trên cọc cách mặt đất khoảng 2,5 mét. Các nhạc sĩ của dàn nhạc hợp âm người Campuchia ở trước màn hình. Ngồi và đôi khi đứng giữa dàn nhạc là những người kể chuyện, những người đọc và hát các bài ca theo sự di chuyển của bóng con rối.
Hai đoàn kịch Sbek Thom nổi tiếng đã hoạt động vào nửa đầu thế kỷ 20, một ở Phnom Penh và một ở thành phố Battambang. Sau đó, Chính phủ Campuchia đã thành lập một số Nhà hát sân khấu kịch Sbek thom khác trên cả nước như một phương thức bảo tồn, lưu giữ, phát triển loại hình văn hóa này.
Ngày nay, Sbek Thom thường kết hợp với các điệu nhảy và các hình thức sân khấu khác trong các sản phẩm nội dung hiện đại cũng như trong các chương trình du lịch.