Tết cổ truyền Người Trung Quốc sẽ trang trí nhà cửa bằng những vật dụng màu đỏ với ngụ ý mong muốn nhiều điều may mắn, tốt lành sẽ đến với mình vào một năm mới.
Tết nguyên đán hay tết âm lịch là những ngày lễ tết quan trọng nhất trong năm đối với người Trung Quốc hay người Việt Nam. Trong dịp tết cổ truyền này, người Hoa trên toàn thế giới có truyền thống phong tục đón tết gì đặc biệt?
Tuy đã loại bỏ nhiều tập tục dân gian xưa cho phù hợp với cuộc sống hiện đại, nhưng ngày tết cổ truyền vẫn rất quan trọng với người Trung Quốc. Nhiều truyền thống cũ vẫn được người đời nay kế thừa và gìn giữ, tạo nên màu sắc của ngày tết vẫn có sự giao thoa giữa cũ và mới, đậm đà hơi thở của nhịp sống hiện đại.
Mục lục
Nếu bạn muốn trải nghiệm Tết cổ truyền ở Trung Quốc có gì khác với Việt Nam và có gì đặc biệt thì hãy đến ngay Phượng Hoàng cổ trấn trong dịp Tết 2020 này để giải đáp thắc mắc nhé!
Lau dọn nhà cửa
Dọn nhà đón năm mới
Dọn dẹp nhà cửa là một truyền thống đón năm mới của người Trung Quốc. Mọi ngóc ngách của ngôi nhà từ trong ra ngoài đều được làm sạch, với ý nghĩa xua đuổi những thứ cũ, những điều xui xẻo ra khỏi nhà để sẵn sàng cho khởi đầu mới.
Dán câu đối, treo chữ Phúc ngược
Dán câu đối đỏ đón xuân
Trước tết Nguyên đán, hầu như mọi gia đình ở Trung Quốc đều dán câu đối viết trên giấy đỏ trước cửa nhà. Phong tục này xuất phát từ thời nhà Tống và lưu truyền đến nay.
Nhiều gia đình ở nông thôn vẫn giữ thói quen treo những câu đối đỏ, dán giấy đỏ cắt thủ công, treo đèn lồng đỏ và đốt pháo với mong ước có một năm mới an lành. Trong khi đó, chữ Phúc dán ngược với ngụ ý “Phúc đáo” (Phúc đến nhà), vốn là phong tục từ rất xa xưa của người Hoa trong dịp xuân về.
Bữa cơm đoàn viên với bánh sủi cảo
Bữa cơm tết đoàn viên diễn ra vào tối 30 tết là thời khắc rất quan trọng với mỗi thành viên trong gia đình. Bất kể ai làm việc ở đâu cách quê hương bao xa cũng cố trở về đoàn tụ cùng gia đình trong ngày họp mặt lớn nhất trong năm.
Mâm cơm đoàn viên
Trong mâm cơm đoàn viên, không thể thiếu món cá (ngụ ý dư thừa của cải), mỳ trường thọ (sợi mỳ dài với mong ước sức khỏe sống thọ), bánh sủi cảo cùng nhiều món ăn truyền thống khác.
Bánh sủi cảo vốn là món ăn truyền thống của người Hoa, cũng đồng thời là món ăn may mắn trong dịp năm mới bởi hình dáng gióng những thỏi tiền từng dùng ở thời cổ xưa. Nhiều gia đình còn cho tiền xu vào trong chiếc bánh rồi hấp lên. Nếu ai ăn trúng bánh có nhân chứa tiền xu, được coi là may mắn cả năm.
Tiền mừng tuổi trong phong bao đỏ
Người lớn tặng tiền mừng tuổi cho trẻ nhỏ, đựng trong các phong bao màu đỏ với mong muốn chúc một năm có sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn.
Lì xì phong bao màu đỏ
Truyền thống đó cũng được người Trung Quốc giữ gìn qua rất nhiều thế hệ.
Ngày nay, các thanh niên cũng có thói quen biếu những phong bao màu đỏ (hong bao) cho ông bà, bố mẹ, để thay lời chúc sức khỏe và bình an.
Tới thăm nhà người thân, bạn bè
Cách để người Hoa gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp đó là tới thăm gia đình người thân, bạn bè vào dịp đầu xuân. Mọi người sẽ ghé thăm gia đình từng người, gửi tặng nhau hong bao (phong bì màu đỏ) và không quên nói những lời may mắn. Ở một số vùng nông thôn, hoạt động này có thể kéo dài vài ngày.
Ngắm đèn lồng (hội hoa đăng)
Ngắm hội đèn lồng trong ngày tết nguyên tiêu
Lễ hội đèn lồng hay tết nguyên tiêu 15/1 âm lịch là ngày cuối cùng đánh dấu kết thúc mùa hội xuân. Vào thời cổ đại, những chiếc đèn lồng được làm bằng giấy hoặc lụa với nến đặt bên trong. Ngày nay, tuy vật liệu làm đèn có thay đổi, nhưng phong tục cũ ngắm đèn lồng, xem đua thuyền, ăn bánh trôi trong ngày tết nguyên tiêu vẫn không thay đổi.