Tìm hiểu văn hoá ăn uống của người Campuchia

Campuchia là một trong những đất nước mà người dân có một niềm tin vào tôn giáo mạnh mẽ nhất và tuyệt đối nhất trên thế giới này. Tôn giáo du nhập vào Campuchia từ rất sớm. Bên cạnh những nét văn hóa du nhập từ Ấn Độ, Trung Hoa qua tư tưởng tôn giáo thì người dân Campuchia cũng có những nét văn hóa riêng rất đặc sắc, rất “Campuchia” tạo nên một thứ văn hóa vừa quen, vừa lạ, rất gần gũi nhưng cũng rất lạ lẫm với các du khách Việt Nam.

Du khách tới Campuchia hẳn sẽ quan tâm nên ăn gì tại đây. Thế nhưng cách ăn uống cũng là một điều bạn cần lưu tâm bởi những thói quen ăn uống của bạn có thể không hề phù hợp. 

1. Dụng cụ ăn của người Campuchia

Các dụng cụ trong một bữa ăn của người Campuchia cũng khá giống người Việt, đó là đũa, thìa. Tuy nhiên, họ thường ăn bằng thìa và dĩa hơn là dùng đũa. Người Campuchia chỉ dùng thìa và đũa khi cần phải ăn súp.

Người Campuchia cũng xem việc đưa thức ăn vào miệng bằng dĩa là bất lịch sự. Theo cách ăn uống của người Campuchia, bạn có thể xiên thức ăn rồi để lên thìa, sau đó mới được đưa lên miệng để ăn. Có thể thấy khá là rắc rối phải không nào. Thế nhưng nếu có dịp ăn uống cùng những người bản địa, bạn nhất định phải nhớ điều này để tạo một ấn tượng tốt đẹp đấy.

Cũng giống cách người Việt Nam ăn, nhưng họ ít khi dùng đũaCũng giống cách người Việt Nam ăn, nhưng họ ít khi dùng đũa

Cách họ ăn súp sẽ là dùng thìa để múc nước súp lên rồi gắp chất rắn (thịt hay rau,…) để vào thìa và sau đó mới ăn. Và hiển nhiên bạn cũng không được dùng đũa để ăn trực tiếp thức ăn.

Vậy thì tại sao người Campuchia lại đề ra những quy cách này. Điều này hoàn toàn có thể lí giải hợp lí bới dĩa hay đũa là những dụng cụ để xiên thức ăn chung trong một bữa. Và bạn tuyệt đối không được đưa chúng vào miệng. Cũng tương tự nhưng ở chiều ngược lại, bạn không được dùng thìa để xúc thức ăn từ những đĩa thức ăn chung rồi ăn. Mọi hành động như trên đều được coi là vô cùng bất lịch sự khi ở Campuchia.

2. Có rất nhiều gia vị trong một bữa ăn

Người Campuchia rất thích ăn nhiều loại gia vị trộn lẫn cùng với nhau, đến mức mà họ được xem là những bậc thầy trong môn nghệ thuật pha chế gia vị. Thông thường, một hỗn hợp gia vị trong các bữa ăn của người Campuchia bao gồm ớt xanh, ớt đỏ, tỏi, mỡ hành, nước mắm, nước tương,…

Người Campuchia rất thích ăn nhiều loại gia vịNgười Campuchia rất thích ăn nhiều loại gia vị

Bên cạnh đó, người Campuchia cũng thường dùng các loại nước sốt chấm như muối tiêu chanh hoặc mắm hò hóc bỏ thêm đậu phộng. Những nước sốt và gia vị chấm này thường được cho vào bát lớn, khi ăn sẽ chắt ra từng bát nhỏ hơn để mỗi người dùng.

Thêm một điều nữa, trong một bữa ăn tại các nhà hàng, họ có thể mang lên những món bạn không hề gọi như bánh mì kẹp thịt, bánh chiên,…. Nhưng bạn đừng lo vì nếu không ăn thì hóa đơn của bạn cũng không bị tăng cao hơn.

3. Cách ăn uống

Khi đưa thức ăn lên miệng để ăn, bạn nhất định phải dùng tay phải, bởi trong quan niệm của người Campuchia bất cứ đồ vật gì được đưa bằng tay trái đều được coi là không sạch sẽ. Việc này cũng cần thiết khi bạn đưa tiền hay đồ vật cho những người bản địa. Hãy nhớ rằng luôn luôn đưa đồ vật bằng tay phải.

Người Campuchia có thể ăn cơm khi ngồi trên bàn hoặc ngồi dưới nền nhà được trải chiếu. Nếu ngồi ở nền nhà, chỉ những người lớn tuổi được kính trọng mới được ngồi khoanh chéo chân, còn những thế hệ trẻ hơn thì phải ngồi cho cả hai chân về một phía. Cho tới khi những người lớn tuổi dùng bữa xong và không còn ở đó nữa thì bạn mới được ngồi khoanh chéo chân. Còn nếu như ngồi trên bàn, bạn không được đan chéo tay hoặc đặt cùi chỏ tay trên bàn.

Người Campuchia có thói quen trải chiều ngồi ănNgười Campuchia có thói quen trải chiều ngồi ăn

Khi ăn, bạn liên tục xới cơm vào bát cho tới khi bạn cảm thấy no. Cách ăn uống của người Campuchia lịch sự là phải ăn hết đồ trong bát cơm của mình và không để thừa chút gì.

Và nếu ăn trong bữa cùng những người Campuchia, điều bạn cần làm là đề nghị dọn dẹp cùng, kể cả dù đã có người chủ trong gia đình dọn dẹp rồi.

4. Thành phần bữa ăn của người Campuchia

Thực phẩm của người dân Campuchia chủ yếu là lúa gạo, họ sẽ ăn cơm vào bữa chính hàng ngày. Ngoài ra những món như Cari, khoai tây chiên, súp là những món ăn phổ biến được dùng với cơm.

Gạo nếp cũng được dùng để ra món xôi – thường là xôi sầu riêng và được xem như món tráng miệng – hay cơm lam – món ăn mang theo mỗi khi di chuyển xa hay khi làm đồng không có thời gian chế biến.

Các món ăn chủ yếu có nguồn gốc từ lúa gạoCác món ăn chủ yếu có nguồn gốc từ lúa gạo

Và một phần không thể thiếu trong các bữa ăn của người Campuchia chính là ớt tươi. Người Campuchia có thể ăn được cay, nhưng tùy khẩu vị mỗi người mà có ăn được nhiều hay không. Nếu bạn không quen ăn ớt tươi như vậy thì có thể không ăn.

5. Các loại mắm luôn được ưa thích

Đất nước này có hai loại thường dùng nhất là mắm bò hócmắm ruốc. Có thể ban đầu bạn chưa quen và cảm thấy mùi khó chịu. Nhưng một khi đã thử thì bạn sẽ thấy vị cực kì hấp dẫn đấy.

Mắm bò hóc (prahok)

Ở Campuchia, prahok là món được tìm thấy nhiều nhất trong các bữa ăn của người dân địa phương. Món mắm được sử dụng rộng rãi để nấu các món canh, ăn kèm với rau luộc, hay thậm chí chỉ ăn với cơm trắng.

Mắm bò hóc còn là gia vị quan trọng làm nên hương vị đậm đà cho các món ănMắm bò hóc còn là gia vị quan trọng làm nên hương vị đậm đà cho các món ăn

Các công đoạn để làm ra mắm không quá nhiều nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỳ công từ người chế biến. Cá sau khi bắt về được làm sạch rồi phơi nắng cho khô. Sau đó, cá được ướp muối và đặt vào giỏ. Trong khi đợi cá chín (lúc đã thành mắm), người ta còn thu được chất lỏng chảy ra từ cá. Mặc dù mắm mới là sản phẩm cuối cùng, chất lỏng này cũng được người Campuchia tận dụng để chế biến thành Teuk trey (nước mắm).

Sau công đoạn này, cá sẽ được đem ra sấy khô, giã nát, ướp các loại gia vị cho vừa ăn, rồi ủ trong các bình lớn. Cuối cùng, người làm dùng nan tre cài chặt lại và đợi khoảng từ 4 đến 6 tháng cho đến khi thành mắm là dùng được.

Prahok có màu xám, hơi nhão và thường xuất hiện trong các bữa ăn như một nguồn cung cấp protein dồi dào. Nếu như ngày trước mắm bò hóc chủ yếu được làm bằng cá nhỏ, thì ngày nay người dân Campuchia có điều kiện làm mắm từ phi lê của các con cá lớn.

Mắm ruốc

Trong ẩm thực Campuchia, thì cùng với mắm Prahok, mắm ruốc là 1 trong 2 món chế biến nước chấm thuộc dạng quốc hồn quốc túy của đất nước Chùa Tháp.

Mắm ruốc là một dạng mắm làm từ ruốc (một loài tôm nhỏ thuộc chi Acetes thuộc họ Sergestidae, bộ Decapoda). Tuy nhiên, màu sắc và mùi vị không giống với mắm tôm. Mắm ruốc không tanh bằng mắm tôm, có thể pha thêm nước khi làm nước chấm và có thể dùng làm gia vị khi nấu canh rau tại các nước Đông Nam Á và Nam Trung Hoa.

Mắm ruốc được dùng chể chấm và chế biến món ăn

Mắm ruốc được chọn từ ruốc tươi, to con đem xào sơ với một ít muối hạt. Để vài giờ cho ruốc ngấm muối rồi rải đều ra nong nia, sân xi măng thật sạch, phơi tãi chừng một giờ rồi cho vào cối đá quết thật nhuyễn với muối trắng mịn theo công thức 3 ruốc 1 muối. Xong, cho ra rổ rá, bên dưới có thau, chậu, xoong, nồi hứng nước ruốc rong xuống. Dặt dẽ cho bằng, rắc thêm một lớp mỏng muối bột, đậy vải, ni lông cho kín kẻo ruồi muỗi đẻ vào.

Để chừng mươi ngày, mắm lên men chua, thấy ruốc từ màu tím bầm chuyển sang màu đỏ tươi và dậy mùi thơm là mắm đã chín, ăn được. Muốn ruốc thật thơm ngon cần thêm gia vị. Gia vị chủ yếu của mắm ruốc là gừng, riềng giã nhỏ, vắt một ít nước chanh là vừa. Mắm ruốc để ăn không với cơm cũng ngon. Muốn chấm rau, cho thêm ít nước sôi hoặc nước cơm cho loãng ra là có một thứ nước chấm rất đặc trưng của vùng biển.