Tổng quan về khí hậu và địa hình của Campuchia

Tổng quan về khí hậu và địa hình của Campuchia

Campuchia là một quốc gia tại Đông Nam Á, nằm bên bờ vịnh Thái Lan và nằm giữa các nước Thái Lan, Việt Nam và Lào. Phần lớn diện tích Campuchia là các đồng bằng gợn sóng và gần như nằm ở trung tâm. Sông Mê Kông, chảy từ bắc đến nam đất nước và là con sông dài thứ 12 trên thế giới.

1. Khí hậu của Campuchia

Campuchia có khí hậu gió mùa với mùa khô và mùa mưa kéo dài trong một khoảng thời gian tương đối bằng nhau. Nhiệt độ và độ ẩm thường ở mức cao quanh năm. Rừng chiếm khoảng 2/3 diện tích đất nước, song đã bị suy thoái phần nào tại các khu vực dễ tiếp cận do bị đốt để để chuyển đổi thành đất nông nghiệp.

Khí hậu Campuchia có 4 mùa nhưng nhìn chung đều có ngưỡng nhiệt độ ở mức caoKhí hậu Campuchia có 4 mùa nhưng nhìn chung đều có ngưỡng nhiệt độ ở mức cao

Nhìn chung ở Campuchia có 4 mùa:

  • Từ tháng 11 dến tháng 2 năm sau là mùa lạnh khô.
  • Từ tháng 3 đến tháng 5 là mùa nóng khô
  • Từ tháng 6 đến thang 8 là mùa nóng ẩm.
  • Từ tháng 9 đến tháng 10 là mùa lạnh ẩm

Vào mùa nóng, nhiệt độ có thể lên tới 35-37 độ C, mặc dù có thể cảm nhận không qúa nắng gắt. Vào mùa lạnh nhiệt độ giảm xuống dưới 20 độ C suốt cả ngày và vào ban đêm nhiệt độ cũng thế. Giữa tháng 6 và tháng 10 có đợt gió mùa thường kỳ, nhiệt độ hanh khô vào buổi sáng và mưa 1-2 tiếng vào buổi chiều.

Du lịch vùng Sihanoukville vào mùa nóng là một điều thú vịDu lịch vùng Sihanoukville vào mùa nóng là một điều thú vị

Sự ổn định lượng mưa vào mùa ẩm giúp cây cối xanh tươi. Hơi ẩm chủ yếu từ vùng biển thuộc tỉnh Sihanoukville, nơi mà ảnh hưởng của mùa mưa dường như làm mọi thứ như chậm lại. Do lượng mưa nhiều làm cản trở các hoạt động du lịch, các dịch vụ du lịch ở đây giảm xuống thấy rõ trong suốt mùa mưa. Nhưng mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 5 đến tháng 10 hàng năm lại là cơ hội cho du khách khám phá những ngôi đền thuộc quần thể Angkor và các vùng nông thôn khác của Campuchia.

Mùa mưa có thể hơi khó khăn đối với những tour du lịch nhưng lại mang đến một vẻ đẹp hiếm có và đầy màu sắc của những ngôi đền khi chúng được phản chiếu từ những hồ nước đầy bao quanh, cũng như những khu rừng nhiệt đới và những cánh đồng lúa trở nên xanh tốt, đầy sức sống.

2. Địa hình Campuchia

Campuchia có địa hình đồng bằng thấp trũng tại miền Trung, bao quanh bởi khu vực núi và cao nguyên phía Đông Bắc. Phía Tây Nam là khu vực đồng bằng duyên hải. Địa hình Campuchia có thể được chia thành 4 khu vực theo yếu tố phát triển du lịch như sau:

Vùng đồng bằng Đông Nam:

Khu vực này chiếm diện tích 25,069 km2, dân số 5,898,305 người chiếm 51.6% tổng dân số Campuchia, mật độ dân cư 235 người/1km2 (thống kê năm 1998). Khu vực này bao gồm 6 tỉnh, thành phố: Phnom Penh, Kandal, Kom Pong Cham, Svay Rieng, Prey Veng và Takeo, gồm 63 quận huyện, 700 xã với 6,414 xóm, làng. Vùng đồng bằng là nơi có mật độ dân cư cao nhất Campuchia với nhiều dân tộc như: Khmer, Hoa, Việt, Chăm, Thái, Lào… Tại Kom Pong Cham còn có các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống như: người Kuoy và người Steang ở huyện Krek và huyện Memut.

Vùng trung bộ bao quanh Biển Hồ:

Khu vực này chiếm diện tích 67,668 km2, dân số 3,505,448 người, chiếm 30.7% tổng dân số Campuchia, mật độ dân cư 57 người/1km2 (thống kê năm 1998). Khu vực này bao gồm 8 tỉnh: Kom Pong Thom, Siem Reap, Banteay Meanchey, Battambang, Pousat, Kom Pong Chnang, Oddar Meanchey và Pailin, gồm 60 huyện, 488 phường xã với 4,041 xóm, làng. Tại đây, cư dân chủ yếu là người Khmer, Việt và Chăm, một vài nhóm thiểu số sống trên các khu vực đồi núi như Sa Och, Steang và Samre.

Tonle Sap - Biển Hồ lớn nhất Đông Nam ÁTonle Sap – Biển Hồ lớn nhất Đông Nam Á

Vùng duyên hải Tây Nam:

Khu vực duyên hải của Campuchia có diện tích 17,237 km2, dân số 845,000 người, mật độ dân cư 49 người/km2 (thống kê năm 1998). Khu vực này gồm 4 tỉnh: Sihanoukville, Kampot, Koh Kong và Kep năm dọc theo bờ biển phía Tây Nam, kéo dài 440 km. Sihanoukville là tỉnh trung tâm của khu vực, cách Phnom Penh 232 km. Khoảng 80% dân số tại vùng này là người Khmer, mặc dù người Chăm, Việt, Hoa, Thái và các dân tộc thiểu số cũng sinh sống tại đây. Dân cư tại vùng duyên hải có cuộc sống khá sung túc do thu nhập cao từ nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Địa hình vùng duyên hải Campuchia bao gồm cả núi, đồng bằng, bờ biển và vịnh biển với rất nhiều bãi biển cát trắng.

Dầu cọ, dừa, tiêu, sầu riêng và nhiều loại cây trồng khác rất phát triển tại đây, kể cả loại cây nước lợ như đước. Bờ biển Campuchia bị xâm thực và rút ngắn dần qua từng năm, khảo sát năm 1997 chỉ còn 435 km, tuy nhiên con số 440 km vẫn được chấp nhận rộng rãi.

Cây cọ dầu thường được trồng ở khu vực duyên hải Tây NamCây cọ dầu thường được trồng ở khu vực duyên hải Tây Nam

Vịnh Thái Lan nằm sát duyên hải Campuchia, ngăn cách Campuchia với tiểu lục địa Malacca của Malaysia. Đây là một vịnh khá lớn, độ sâu chỉ từ 50m đến 81m với đáy biển bằng phẳng. Campuchia có 60 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong khu vực này, bao gồm: 23 hòn đảo thuộc tỉnh Koh Kong, 2 hòn đảo thuộc Kampot, 22 hòn đảo thuộc Sihanoukville và 13 hòn đảo thuộc Kep.

Vùng núi và cao nguyên Đông Bắc:

Khu vực này có diện tích 68,061 km2, dân số 1,189,042 chiếm 10.3% tổng dân số, mật độ dân cư 17 người/1km2 (số liệu năm 1998). Bao gồm 6 tỉnh: Kom Pong Speu, Kratie, Stung Treng, Preah Vihear, Rattanakiri và Mondolkiri, 39 huyện, 283 phường, xã với 2,246 xóm, làng. Đây và vùng có nhiều các dân tộc sinh sống nhất Campuchia, bao gồm: người Khmer, Hoa, Việt, Lào, Thái và 18 dân tộc thiểu số khác như: Pnong, Steang, Kraol, Ro Oung, Tumpun, Tmuon, Bruv, Smil, Kuoy, Ar Norng, Charay, Kreung, Roder, Kha, Sa Och, Kachok, Kavet and Lun.  Người Pnong là chủng tộc đông nhất trong số các dân tộc thiểu số nói trên, chiếm khoảng 45% dân số của nhóm các dân tộc thiểu số.