Tổng quan về nền văn hoá Thái Lan

Tổng quan về nền văn hoá Thái Lan

Theo tiếng Thái, Thái lan có nghĩa là “Xứ sở tự do”. Trải qua 800 năm lịch sử, Thái lan có thể tự hào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân hoá. Thái Lan được biết đến như “vùng đất tự do”, “quê hương của nụ cười”, “đất nước của những chiếc áo cà sa”. Tên gọi cuối cùng này đã mô tả một cách sâu sắc về một tôn giáo lớn mà dân tộc Thái đang tôn thờ. Qua nhiều thế kỷ, vương quốc này được biết dưới tên” Siam” Đây là nơi gặp gỡ của những nền văn hoá và tôn giáo khác nhau của các quốc gia Đông Nam Á.

Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng đạo Phật – tôn giáo chính thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

1. Tôn giáo

 Đạo Phật - tôn giáo chính thức ở Thái Lan Đạo Phật – tôn giáo chính thức ở Thái Lan

Phật giáo tiểu thừa là tôn giáo được chính thức công nhận ở Thái Lan với hơn 95% dân số theo đạo Phật, số còn lại theo đạo hồi: 3,8%, Cơ đốc giáo 0,5%, Hindu 0,1%, tôn giáo khác 0,6%. Thái Lan còn nổi tiếng về Đền, Chùa. Đền, Chùa của Thái Lan còn có truyền thống phục vụ cho những lợi ích công cộng khác như là trường học, trung tâm tin tức thông tin liên lạc, vì thế đền, chùa đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội Thái Lan.

 2. Thái Lan – đất nước của những cung điện và đền chùa

Đất nước chùa Vàng không chỉ thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp của các thắng cảnh tự nhiên, công nghệ Spa rất hiện đại mà còn ở nền văn hoá đa sắc màu. Nét văn hoá độc đáo ấy thể hiện qua những ngôi đền mang phong cách kiến trúc cổ kính, ấn tượng.

Những ngôi đền cổ kính và trang nghiêm ở Thái Lan được xây dựng trên các ngọn đồi lộng gió. Tiêu biểu trong hệ thống đền chùa Vàng ở nước này là đền Wat Phra That Doi Suthep – khu danh lam quan trọng và nổi bật nhất của Chiangmai. Khu đền được xây dựng trên đỉnh núi Suthep cao 1676m, từ đó có thể nhìn xuống toàn cảnh thành phố trên phông nền núi rừng tuyệt đẹp. Khu đền có từ năm 1383 nhà vua Ku Na đã cho xây dựng am Chedi trên Doi Suthep vào cuối thế kỷ thứ 14. Ngôi đền đã có nhiều thay đổi trong 600 năm kể từ khi được xây dựng. Đặc biệt trong những năm bùng nổ kinh tế của thập kỷ 90, ngôi đền đã thật sự đổi mới. Ngày nay, đền Doi Suthep được mạ bằng vàng và đá granit luôn lấp lánh trong ánh nắng.

Cung điện ở Thái LanCung điện ở Thái Lan

Trong những ngày hội Phật giáo Makha Buja và Visak của người Thái thì đây là điểm đến của những tín đồ muốn hành hương về đất Phật. Khách tham quan ngôi đền cổ này thường mặc quần áo lịch sự và bỏ giày trước khi vào đền để tỏ lòng tôn kính đến sự linh thiêng của Doi Suthep. Và để chụp ảnh phía bên trong ngôi đền, người ta thường quỳ xuống, vừa để lấy hết được cái đẹp của ngôi đền, vừa để thể hiện sự kính trọng. Khách du lịch thích đến đây không chỉ bởi sự linh thiêng của đền mà còn để leo đủ 309 bậc thang lên Doi Suthep ngắm thành phố Chiangmai từ trên cao.

Kế tiếp là đền Wat Chiang Man – ngôi đền cổ nhất trong thành phố – 700 tuổi, được xây dựng từ năm 1296, và là một điển hình đẹp nhất của nền kiến trúc miền Bắc Thái Lan. Nhà vua Mengrai đã có công xây dựng nên ngôi đền. Khi thủ đô của vương quốc Lanna được dựng nên, vua Mengrai đã đến sống tại đây, chờ thủ phủ xây dựng xong.

Wat Chiang Man - ngồi đền cổ nhất Chiang MaiWat Chiang Man – ngồi đền cổ nhất Chiang Mai

Ngôi đền nổi tiếng với bức tượng Buddha pha lê Phra Sae Tang Kamani. Trước đây đã có một cuộc chiến tranh tranh giành Buddha bằng pha lê. Vì thế kể từ khi giành lại được tượng phật này vào năm 1380 thì hàng năm, vào ngày 1 tháng 4, người dân ChiangMai tổ chức một buổi lễ để kỷ niệm sự kiện này.

Một bức tượng khác cũng làm nên sự nổi tiếng của ngôi đền là tượng Buddha bằng đá Phra Sila, chạm khắc vào năm 900 sau Công nguyên tại Ấn Độ. Truyền thuyết cho rằng thành phố nào sở hữu cả hai tượng phật trên sẽ trở nên thịnh vượng. Tuy nhiên, để lời cầu ước trở nên linh nghiệm thì thành phố phải có cả tượng phật Phra Singh. Các tượng Phật này được tin là có khả năng đáp ứng lời cầu mưa của người dân.

Vẻ đẹp của ngôi đền còn được khắc hoạ ở hình ảnh 15 chú voi quay về các hướng, ở tượng Phật đứng cao tuổi nhất vương quốc Lanna – 541 tuổi và ở bản khắc đá, gần cửa phòng lễ thụ chức, kể về lịch sử của thành phố, về đế chế Lanna và những người có công đóng góp cho ngôi đền.

Đền Wat Phra Singh là ngôi chùa rất rộng, do vua Pha Yoo xây dựng năm 1345, làm nơi để di hài của cha ngài – vua Kam Foo. Ngôi đền có một kho kinh thánh rất độc đáo. Các kho trong ngôi đền là nơi lưu giữ, bảo vệ các bản kinh thánh viết trên lá cọ, hay các bản giấy tơ tằm mỏng manh, được các nhà sư sử dụng để ghi và sao chép về văn hoá dân gian. Thành đá của các kho này được trát một lớp vữa dày để bảo vệ các bản kinh khỏi mưa gió và các sinh vật phá hoại.

Wat Phra SinghWat Phra Singh

Các bức tường của nhà nguyện được chạm khắc hình ảnh phong tục, cuộc sống thường nhật và trang phục của người dân Lanna.

Đền Wat Chedi Luang, ngôi đền được khởi công xây dựng dưới triều đại của nhà vua Saen Muang Ma vào năm 1391, nhưng phải tới năm 1475, Wat Chedi Luang mới hoàn tất vóc dáng của mình bởi vào năm này, nhà vua Tilokarat đã biến ngôi chùa trở thành nhà của đức phật Emerald Buddha, kho báu văn hoá quan trọng của đất nước Thái Lan.

Wat Chedi LuangWat Chedi Luang

Ngôi chùa khi ấy cao 80m và rộng 45m. Nhưng rất tiếc, nó đã bị phá huỷ trong một trận động đất năm 1545, dưới triều của hoàng hậu Mahadevi. Ngôi chùa hiện giờ chúng ta chiêm ngưỡng là những gì còn sót lại một thời của Wat Chedi Luang năm 1475, và những vẻ đẹp mới mà nhân dân Thái Lan đã cất công trùng tu và xây dựng chùa với mô típ công và rắn nước trang trí tại các sảnh thờ.

Tại đây có một ngôi nhà nhỏ của thần gác cổng của thành phố Prueksa Thevada, vị thần thông thái, nhà hiền triết của xứ Lanna. Hàng năm, tại đây diễn ra lễ hội cầu mùa Inthakhin kéo dài 7 ngày vào tháng 5 hoặc tháng 6, cầu mưa thuận cho mùa màng màu mỡ và cuộc sống người dân được dư dả. Và theo phong tục của người xưa thì lễ hội này còn bảo vệ đất nước Lanna khỏi chiến tranh, xung đột.

Giờ đây, Wat Chedi Luang còn ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ đối với du khách thập phương vì ngôi chùa lưu giữ xác của 3 vị sư đã tu đắc đạo tại ngôi chùa. Điều đặc biệt là các vị sư này đều ngồi trong tư thế thiền, da dẻ vẫn hồng hào, đôi mắt tinh anh như người còn sống, và các thớ thịt (kẽ các ngón tay và ngón chân) thì liền thành một mối.

Chùa Phật Vàng (Golden Buddha) là nơi có bức tượng Phật bằng vàng lớn nhất thế giới. Người dân Thái Lan nghĩ rằng bức tượng Phật này là biểu tượng cho sự thịnh vượng và thuần khiết cũng như sức mạnh và quyền năng. Tượng Phật Vàng ngồi đúc bằng vàng khối, cao 3m, nặng 5,5 tấn, được làm khoảng thế kỷ 13-15, Triều đại Sukhothai. Chùa Phật Vàng mở cửa đón du khách từ 9h sáng đến 5h chiều với giá vé 20 bath/khách. Thời điểm lý tưởng nhất để tham quan ngôi chùa là vào buổi sáng, lúc đó vẫn còn ít người, thuận lợi cho việc tham quan và chụp hình.

3. Đất nước của những Lễ hội

Cũng như một số nước trong khu vực châu Á, ngày lễ Thái Lan cũng được chia làm 2 phần: phần lễ và phần hội. Tuy nhiên, ở Thái Lan rất nhiều lễ hội và lễ nghi tôn giáo diễn ra trong suốt cả năm theo âm lịch.

Lễ hội té nướcLễ hội té nước

Lễ hội Songkran, một lễ hội lớn được tổ chức hàng năm vào giữa tháng tư. Lễ hội pháo hoa được tổ chức vào tháng 5 ở miền Bắc, đó là lễ hội cầu mưa cho mùa màng được tốt tươi. Lễ hội chay ở Phuket và Trang. Múa Voi, đua Voi, Voi đá bóng…ở Rurin tháng 11 là lễ hội thu hút rất nhiều khách du lịch. Trong suốt kỳ lễ hội Loi Krathong diễn ra sau mùa mưa ( tháng 11), người ta thả trôi những ngọn nến trên sông thầm cầu mong những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. 

Những lễ hội theo vùng

Trong khi mọi người dân đều tham gia vào những lễ hội toàn quốc thì nhiều tỉnh lại có những lễ hội riêng của mình. Trong số đó đáng quan tâm nhất là:

Lễ Luang Wiang Lakon, ở Lampang tổ chức vào tháng 2, một đám rước tượng Phật rất trang nghiêm với sự tham gia của cựu hoàng tộc Chiang Mai.

Lễ hội tên lửa Yasothon, diễn ra ở miền Bắc, các quả tên lửa tự chế với đủ kích cỡ được phóng lên trời, người ta tin rằng điều đó sẽ đảm bảo cho thời tiết thuận hòa và vụ mùa bội thu .

Lễ hội Phi Ta Khon, diễn ra ở Loei vào tháng 6, một lễ hội đóng giả các thần linh rất vui nhộn để kỷ niệm việc hoàng tử Vessandorn quay trở về thành phố quê hương. Trong ngày lễ này, người ta hóa trang thành những con ma đi rong ngoài phố.

Lễ hội đua thuyền Phichit, diễn ra vào tháng 9, một sự kiện được tổ chức hàng năm trên sông Nan, họ đua bằng những con thuyền gỗ bơi chậm.

Lễ hội Chak Phrra, diễn ra ở Surat Thani vào tháng 10, đây là lễ hội rước các tượng Phật đặt trên xe kéo đi khắp các đường phố, hoặc thả trôi trên các dòng sông và các con kênh .

Lễ hội đua trâu ở Chonburi, diễn ra vào tháng 10, một cuộc diễu hành và chạy đua của những con vật quý giá nhất đối với người nông dân Thái.

Lễ hỗi đua trâu cuối mùa mưaLễ hỗi đua trâu cuối mùa mưa

Lễ hội lâu đài Sáp ở Sakhon Nakhon, diễn ra vào tháng 10, lễ hội thi tài làm những mô hình đền chùa đẹp đẽ bằng sáp ong. Lễ hội đua thuyền Lanna, diễn ra ở Nan vào tháng 10, lễ dâng cúng áo cà sa cho các nhà sư địa phương , đồng thời tổ chức đua thuyền trên những con thuyền làm bằng gỗ được sơn phết rực rỡ.

Lễ hội Trung Hoa

Người Hoa ở Thái Lan ăn tết năm mới vào cuối tháng giêng hoặc tháng hai (dương lịch). Các thương nhân đóng cửa hiệu để nghỉ ngơi, các văn phòng cũng đóng cửa trong vài ngày, và người ta trang hoàng nhà cửa phố xá với đủ mọi kiểu cách.

Người Hoa ở Thái Lan tổ chức múa lân và múa sư tửNgười Hoa ở Thái Lan tổ chức múa lân và múa sư tử

Dấu hiệu của Tết năm mới là những tiếng pháo nổ đùng đùng, cùng với đốt giấy, pháo bông và những đám rước ngoài đường. Các cộng đồng người Hoa ở khắp Thái Lan tổ chức múa lân và múa sư tử. Những cuộc trình diễn múa sư tử đẹp mắt nhất được tổ chức tại Nakhon Sawan. Ở đây người Hoa tôn vinh con Rồng Vàng bằng một đám rước rất đông đảo. Ở miền Nam, vào thế kỷ 19, những người di cư Trung Quốc ở Phuket đã khởi đầu tổ chức Lễ hội Ăn chay hàng năm rất khác thường, và nó đã trở thành một lễ hội chính thức trong năm ở các thành phố này. T

Trong ngày lễ này, người Hoa sẽ ăn chay 10 ngày liền và tổ chức nhiều đoàn diễu hành, cũng như trình diễn những trò lạ lùng như bước chân trần đi trên đống than hồng, xiên vào mặt những cây sắt sắc nhọn. Họ nói rằng những người biểu diễn ở trong tình trạng lên đồng và họ cho thấy chẳng hề có dấu hiệu đau đớn nào cả.