Văn hoá giao tiếp và những từ thông dụng của Campuchia

Văn hoá giao tiếp và những từ thông dụng của Campuchia

Bất kì một quốc gia nào trên thế giới đều có những nghi thức chào hỏi để thể hiện thái độ lịch sự trong văn hóa giao tiếp. Nếu người phương Tây chọn cách bắt tay và trao cho nhau nụ cười để thể hiện sự chào hỏi, thì với người Campuchia họ lại chọn hình thức chắp tay “sampeah” để thể hiện phép lịch sự của mình.

Đối với người Capuchia khi đánh giá nhận xét về 1 con người họ không chỉ xem xét ở trình độ học vấn, cấp bậc trong xã hội mà còn ở những cử chỉ, thái độ khi giao tiếp. Vì thế các nghi thức và cách thức nói chuyện rất được xem trọng và đã được giáo dục cho con em trong gia đình từ khi còn nhỏ.

1. Nghi thức chào hỏi

Ở Campuchia mỗi khi gặp nhau mọi người sẽ chắp 2 tay khép lại trước ngực và kèm theo câu nói “Chumreap sour”. Trong tiếng Khmer từ “Chumreap” có ý nghĩa là “tôn kính” vì thế nó được sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày lúc chào hỏi hay tạm biệt nhau.

Với ý nghĩa đặc biệt như thế trong cuộc sống nên đôi khi nếu chúng ta vô tình phạm lỗi cũng có thể dùng từ “Sampeah” để thể hiện thái độ ăn năng của mình, từ này có ngụ ý là một hành động chân thành nhất để xin lỗi.

Chắp tay “sampeah” để thể hiện phép lịch sựChắp tay “sampeah” để thể hiện phép lịch sự

Nghi thức chào hỏi của người Campuchia xuất phát từ một ý nghĩa tâm linh sâu sắc chứ không chỉ đơn thuần như cách xã giao của người phương Tây. Vì người Khmer quan niệm rằng phần đầu chính là vị trí thiêng liêng và cao quý nhất của một con người, hành động chấp tay giống với búp hoa sen chính là hành động chân thành và thể hiện thái độ tôn kính cao độ. Bởi hoa sen được xem là loài hoa biểu trưng của đức Phật nên với những tín đồ tôn giáo thì đó là loài hoa hết sức tôn quý.

2. Cách chào hỏi khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi

Không chỉ đơn thuần là chắp tay để chào, mà nghi thức chào hỏi của người Khmer còn có những cách phân biệt rất rõ ràng. Tùy theo độ tuổi và thứ bậc khác nhau trong xã hội mà sẽ có những cách Sampeah khác nhau. Vì thế việc đặt tay ngang đầu và cúi thấp đế mức bao nhiêu đều được quy định cụ thể. Ví dụ như:
Khi 1 người nhỏ tuổi gặp 1 người lớn thì người nhỏ phải chào trước, và người lớn cũng đáp lại bằng hành động chắp tay những phải thấp hơn người nhỏ. Vì người nhỏ tuổi thể hiện thái độ kính trọng với người lớn nên phải chấp tay cao hơn khi chào hỏi.

Cách chào hỏi còn phụ thuộc vào độ tuổiCách chào hỏi còn phụ thuộc vào độ tuổi

Khi một người trẻ tuổi muốn thể hiện lòng thành kính, sự kính trọng với người lớn hơn mình thì thì khi chắp tay cúi chào phải cúi đầu cho đến khi phần mũi chạm vào tay.
Đặc biệt phụ nữ khi chào ngoài chắp tay và cúi đầu còn cần phải hơi nhún đầu gối 1 chút, hành động này nhằm thể hiện sự nết na, dịu dàng.
Khi vái trước Quốc kì, biểu tượng của Hoàng gia, các vị sư,… thì phần mũi của bàn tay sẽ được đưa lên cao hơn phần chân mày và chạm đến trán.
Còn ở những người có độ tuổi ngang nhau thì sẽ đáp lại sự chào hỏi bằng hành động chắp tay cúi chào ngang nhau.
Những nghi thức chào hỏi tốt đẹp này nằm trong khuôn khổ sinh hoạt hằng ngày của người dân. Tuy nhiên hành động chào hỏi tôn kính này thường chỉ được thực hiện trong lần gặp nhau đầu tiên. Còn thường ngày mọi người chỉ cúi đầu chào mà thôi, chỉ khi với người lớn tuổi hơn mới thực hiện hành động chắp tay.
Hành động chào hỏi của người Campuchia thể hiện một nét văn hóa biểu thị sự tôn trọng người đối diện chứ không phải là hạ mình. Vì vậy, khi lần đầu gặp bất cứ 1 người Campuchia nào bạn đừng ngần ngại mà hãy thử trải nghiệm cách chào hỏi độc đáo này.

3. Một số từ Campuchia thông dụng khi du lịch

Tuy tiếng Anh và tiếng Việt là ngôn ngữ được dùng phổ biến ở nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của Campuchia, nhưng sẽ tuyệt hơn khi bạn biết một số câu giao tiếp địa phương thông dụng, điều này càng làm chuyến đi của bạn thêm ý nghĩa.

Lưu ý một số tiếng thông dụng khi du lịch CampuchiaLưu ý một số tiếng thông dụng khi du lịch Campuchia

3.1. Số đếm trong tiếng Campuchia

1: Muôi

2: Pi

3: Bây

4: Buôn

5: Po-răm

6: Po-răm muôi

7: Po-răm pi

8: Po-răm bây

9: Po-răm buôn

10: Đốp

20: Muôi phây

30: Sam sấp

40: Se sấp

50: Ha sấp

60: Hốc sấp

70: Chet sấp

80: Pết sấp

90: Cau sấp

100: Muôi rôi

1000: Muôi Pô-on

10000: Muôi mơn

1000000: Muôi liên

Từ 11, 21, 32 thì ghép tiếng chỉ hàng chục với tiếng chỉ hàng đơn vị.

Từ 111, 222, 333 thì ghép tiếng chỉ số hàng trăm với tiếng chỉ số hàng chục và hàng đơn vị.

3.2. Tiếng Campuchia thông dụng dùng khi ăn uống

Một số từ thông dụng khi ăn uốngMột số từ thông dụng khi ăn uống

Dĩa: chan tiếp

Muỗng, thìa: Slap pô-ria

Đũa: Chhong kơ

Dao: Căm bất

Ly: Keo

Cơm: Bai

Bánh: Num

Ngon: Chho-nganh

Đói: Khô-liên

Ăn: Si

Tính tiền: Cớt lui

Xin thêm cơm: Sum bai thêm

Xin thêm trà đá: Sum tức tee thêm

Xin thêm đá: Sum tức có thêm

3.3. Tiếng Campuchia thông dụng dùng trong khách sạn

Khách sạn: Son tha kia

Nhà trọ: Te som nak

Phòng: Bòn túp

Chìa khóa: Sô

Giường: Kô rêe

Gối: Kho-nơi

Mền: Phui

Điện thoại: Tu ro sap

Ngủ: Đếk

Tôi muốn thuê 1 phòng: Kho-nhum chơng chuôi bon túp muôi

Tôi muốn dọn phòng: Kho-nhum chon oi rip bon túp

Tôi muốn trả phòng: Kho-nhum som bon túp

3.4. Tiếng Campuchia thông dụng dùng khi di chuyển

Đi đâu?: Tâu na

Gần: Chít

Xa: Chho-ngai

Bao nhiêu: Pon-man

Bến xe: Chom-nót lan

Đi thẳng: Phlu chiết

Quẹo phải: Bos sadam

Quẹo trái: Bos sveng

Xe đạp: kon

Xe ba bánh: Tuk tuk

Xe mô tô: Moto

Xe đò: Lan krong

3.5. Tiếng Campuchia thông dụng dùng khi mua bán

Tôi muốn mua cái này: Kho-nhum chơn tin muôi nis

Cái này giá bao nhiêu: À nis thlay pon man?

Có bớt giá không: Chot thlay os