Như chúng ta đều biết, Nhật Bản là một quốc gia liên tục hứng chịu những ảnh hưởng của thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa…Vậy mà, người Nhật đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ. Tất cả những đức tính ấy đều xuất phát từ chính yếu tố nội lực mạnh mẽ, đó là nền văn hóa của người dân Nhật Bản.
Là một dân tộc có ý thức rất cao về thế giới tinh thần, họ đã biết khéo léo khai thác những mặt tích cực của tôn giáo để đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Cùng tìm tìm hiểu những tư tưởng tôn giáo đặc sắc tại Nhật Bản.
Mục lục
Thần Đạo – Shinto
Là tôn giáo đặc trưng của người Nhật, song hành cùng lịch sử Nhật Bản,Thần Đạo đã ăn sâu vào tiềm thức và trái tim của người dân. Nền văn hóa truyền thống, thẩm mỹ cũng như những nét tính cách của người Nhật được định hình một phần lớn nhờ tôn giáo này. Thần Đạo hướng con người theo lối suy nghĩ rằng ngay cả những vật bình thường nhất cũng có các linh hồn trú ngụ bên trong, từ đó khuyến khích việc tôn trọng vạn vật tự nhiên.
Những ngôi đền Thần đạo là điểm nhấn trong kiến trúc truyền thống của người Nhật
Thiền Định – Zen
Thiền định xuất hiện ở Nhật từ thế kỷ XIII và từ đó dần trở thành nét văn hóa chủ đạo của người Nhật. Việc Thiền định ảnh hưởng đến văn hóa Nhật theo hai hướng Mỹ Thuật và Chiến Thuật. Thiền là nền tảng của trà đạo, hoa đạo, những tác phẩm nghệ thuật, những công trình kiến trúc. Sự “mâu thuẫn” của Thiền định là vừa tạo ra sự tĩnh tâm vừa tạo ra hoạt động mãnh liệt trong việc chiến đấu và các công việc thường nhật.
Thiền định là vừa tạo ra sự tĩnh tâm vừa tạo ra hoạt động mãnh liệt
Trà Đạo – Chado
Phát triển khoảng cuối thế cuối thế kỷ VII, Trà Đạo đã trở thành một nghệ thuật, một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Cốc trà những tưởng là bình dị nhưng mang tinh thần cao quý: “Hòa”, “Kính”, “Thanh”, “Tịch”. Trong đó, “Hòa” là hòa bình; “Kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bạn bè, con cháu; “Thanh” là thanh tịnh, thanh khiết; còn “Tịch” là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.
Nghệ thuật trà đạo
Kiếm Đạo – Kendo
Nói đến Kiếm Đạo Nhật Bản phải nói đến tinh thần võ sĩ đạo mạnh mẽ mà Kiếm Đạo mang đến cho tâm hồn người dân. Tinh thần đó là sự hòa quyện chặt chẽ giữa nhân đức, công bằng chính trực, cao thượng, trí tuệ và trung tín tạo nên những đức tính: Ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, tự kiểm soát bản thân, lòng trung thành và danh dự.
Nói rằng nhờ những đức tính ấy mà từ một nước nghèo, gánh chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai, chiến tranh, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới là điều không thể phủ nhận.
Tinh thần võ sĩ đạo
Trồng Cây Kiểng – Bonsai
Được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản khoảng thế kỉ thứ VIII sau công nguyên, đến ngày này Bonsai đã trở thành nét đặc trưng của đất nước Phù Tang.
Trong tiếng Nhật, “Bon” có nghĩa là cái chậu, khay đựng. “Sai” có nghĩa là cái cây, việc trồng cây. Bonsai nghĩa là những cái cây được đựng trong chậu, khay và được người trồng dùng các dụng cụ đặc biệt để cắt, tỉa, tạo dáng.
Bonsai mang hình dạng của một cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi nhưng được thu nhỏ bằng những kỹ thuật rất cao, các nghệ nhân Bonsai đã biến những cây vô tri vài năm tuổi trở thành cây cổ thụ tí hon với nhiều hình dáng và ý nghĩa khác nhau.
Trồng cây kiểng – Bonsai
Người ta dễ dàng nhận biết được tính tình của một con người qua cây cảnh người ấy trồng. Người chơi cây cảnh loại này phải là những tay làm vườn lành nghề, say mê trong nghề và khiếu thẩm mỹ cao. Đối với những nghệ nhân này, mỗi cây Bonsai là một tác phẩm nghệ thuật.
Một bonsai đẹp không chỉ hội tụ yếu tố nghệ thuật đến từ bàn tay chăm sóc, tỉa tót của con người. Bonsai đẹp còn phải mang được đến cho người thưởng lãm cảm nhận về sức sống tràn nhựa sống từ thiên nhiên, khiến ta vì thế mà luôn muốn vươn lên trong cuộc sống.
Lễ Hội Ngắm Hoa Anh Đào – Hanami
Hanami là một cách thưởng hoa truyền thống của người Nhật, “hoa” ở đây có nghĩa là hoa anh đào hoặc ít phổ biến hơn là hoa mơ. Nhưng khi người Nhật nói hanami – ngắm hoa, thì mọi người sẽ hiểu ngay là ngắm hoa anh đào (sakura). Đây là dịp để mọi người vui chơi, tổ chức những bữa tiệc, cùng uống rượu, ca hát và chụp ảnh dưới những tán hoa anh đào đẹp tuyệt vời. Lễ hội này đã có một lịch sử lâu đời từ hàng ngàn năm nay và được coi là quốc hội của Nhật Bản – một nét đẹp không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản.
Mọi người tụ tập dưới những tán cây hoa anh đào nở rộ, tổ chức những bữa tiệc ngoài trời, ăn uống, trò chuyện và cùng nhau ca hát cả ngày lẫn đêm. Những người dân Nhật Bản thường chuẩn bị những món ăn truyền thống của đất nước mình như sushi, cơm hộp bento và một loại rượu thường uống trong lúc ngắm hoa được gọi là Hanamizake.
Lễ Hội Ngắm Hoa Anh Đào – Hanami
Tại lễ hội Hanami, bạn sẽ dễ dang bắt gặp hình ảnh những thiếu nữ Nhật Bản trong chiếc áo kimono truyền thống dưới những tán hoa anh đào, những gia đình vui đùa rộn rã bên nhau, tất cả đều tạo nên một dấu ấn đậm nét cho lễ hội ngắm hoa Hanami đặc biệt của xứ sở hoa anh đào.