Để đặt chân đến nước Mỹ thì bạn cần phải vượt qua thử thách đầu tiên, khiến nhiều người e ngại nhất là xin visa. Để được chấp nhận đối với visa du lịch, bạn phải chứng minh được rằng sẽ quay trở về sau khi kết thúc kì nghỉ của mình. Bởi điều mà Chính phủ Mỹ sợ nhất là những người xin visa du lịch tìm cách định cư bất hợp pháp tại đây, lấy mất việc làm của người dân địa phương và trốn thuế. Thế nên, việc xin visa du lịch Mỹ không phải là một điều dễ dàng.
Việc xin visa đi du lịch hoặc công tác ở (loại B1 hoặc B2) Mỹ sẽ dễ dàng hơn nếu trong cuốn hộ chiếu của bạn có dấu mộc của một số nước trên thế giới. Điều này phần nào chứng tỏ việc bạn đã từng du lịch và đều có quay trở về, cũng như tài chính tương đối ổn định để có thể du lịch đó đây. Ngoài ra, nếu bạn có ý định tới Mỹ, bạn có thể lên kế hoạch trước đó khoảng một năm để du lịch tới các nước trong khu vực ASEAN hoặc Nhật Bản, Hàn Quốc hay Hongkong. Đó là những căn cứ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tấm visa của Mỹ.
Mục lục
1. Các bước để chuẩn bị một bộ hồ sơ xin visa du lịch Mỹ
Bước 1: Chuẩn bị hộ chiếu
Hộ chiếu có đầy đủ thông tin, chữ kí, còn hiệu lực ít nhất là 6 tháng tính cho đến ngày bạn dự kiến sẽ rời khỏi Mỹ. Nói nôm na là trong suốt thời gian bạn ở đất Mỹ, hộ chiếu của bạn nhất định phải còn hiệu lực.
Bước 2: Chụp ảnh chân dung
Một tấm ảnh 5×5 có phông nền trắng. Ảnh xin visa nói chung và visa đi Mỹ nói riêng rất nghiêm ngặt nên bạn phải chụp đúng quy chuẩn, ngay cả khi đó là tấm ảnh khiến bạn không dám nhìn lại. Ảnh thẻ phải được chụp rõ mặt, nhìn rõ hai tai và trán. Sau khi chụp ảnh, bạn nhớ dặn thợ ngoài rửa ảnh ra để cầm theo khi đi phỏng vấn, thì đưa lại cho bạn cả file mềm. Ảnh trên file mềm sẽ được upload để đưa vào form DS160 trực tuyến.
Bước 3: Điền form DS160
Sau khi có một số giấy tờ cơ bản, bạn truy cập vào website sau để điền thông tin vào form DS160: https://ceac.state.gov/genniv/. Đây là form khai báo thông tin dài thượt, khiến ai nhìn vào cũng bị choáng ngợp, thấy nản. Tuy nhiên, việc khai báo thông tin trực tuyến như vậy giúp bạn tiết kiệm rất rất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí khi xin visa. Thế nên kiên nhẫn đọc kĩ yêu cầu và khai báo chính xác nhé:
– Tạo hồ sơ cá nhân: Chép lại số APPLICATION ID, tạo câu hỏi bảo mật rồi tiếp tục điền mẫu này theo từng bước. Mục đích của APPLICATION ID và tạo câu hỏi bảo mật là để bạn có thể hoàn thành mẫu này trong nhiều ngày phòng trường hợp đang điền giữa chừng mà bạn có việc bận ra ngoài hoặc phải kiểm tra lại thông tin. APPLICATION ID sẽ có hiệu lực trong vòng 30 ngày, bạn lưu ý nhé.
APPLICATION ID sẽ có hiệu lực trong vòng 30 ngày, bạn lưu ý nhé.
– Điền thông tin cá nhân: Thông tin cơ bản bao gồm tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi sinh, thông tin liên lạc… Các thông tin cơ bản về nhân thân của một công dân tại bất kì quốc gia nào cũng có.
Thông tin cơ bản bao gồm tên, ngày tháng năm sinh, giới tính,… Điền số chứng minh thư vào ô này. @namriver
– Điền thông tin về hộ chiếu phổ thông: Bạn chỉ cần mở cuốn hộ chiếu ra là có thể điền thông tin một cách nhanh chóng.
Bạn chỉ cần mở cuốn hộ chiếu ra là có thể điền thông tin một cách nhanh chóng.
– Liệt kê thông tin về chuyến đi Mỹ của mình: Cũng như xin visa du lịch tại tất cả các quốc gia trên thế giới, kế hoạch du lịch của bạn càng chi tiết, càng rõ ràng thì tính thuyết phục càng cao, thể hiện việc bạn đã thực sự tìm hiểu, tra cứu thông tin và chuẩn bị rất kĩ càng cho chuyến đi này. Làm đến đâu, chịu khó bấm LƯU (SAVE) ở cuối trang đến đó nhé.
Liệt kê thông tin về chuyến đi Mỹ của bạn càng chi tiết, càng rõ ràng thì tính thuyết phục càng cao.
– Điền thông tin cho những người cùng đi thì chọn YES và làm theo hướng dẫn. Nếu đi một mình thì chọn NO.
Điền thông tin cho những người cùng đi thì chọn YES và làm theo hướng dẫn. Nếu đi một mình thì chọn NO. @namriver
– Khai các thông tin về các lần đến Mỹ trước của bạn: Chọn YES và làm theo hướng dẫn. Nếu đây là lần đầu tiên đến Mỹ thì chọn NO.
Thông tin về các lần đến Mỹ trước chọn YES và làm theo hướng dẫn. Nếu đây là lần đầu tiên thì chọn NO.
– Điền thông tin về một người nào đó ở Mỹ có thể xác nhận thông tin cho bạn: người đó là bất kì ai mà bạn quen biết cũng được, ví dụ như bạn bè du học, hàng xóm, người thân… Bạn phải cung cấp cho họ thông tin về chuyến đi của bạn như những gì mà bạn khai trong form này. Phòng trường hợp Đại Sứ Quán có muốn kiểm tra thông tin về hành trình của bạn.
Điền thông tin về một người nào đó ở Mỹ có thể xác nhận thông tin cho bạn.
– Điền thông tin liên quan tới gia đình
Thông tin liên quan tới gia đình.
– Điền thông tin liên quan tới học tập và công việc hiện tại
Thông tin liên quan tới học tập và công việc hiện tại.
Điền thông tin một cách chính xác.
– Điền thông tin về những quốc gia mà bạn đã từng đến trước khi xin visa đi Mỹ: Đây là một trong những thông tin rất quan trọng và được xem là lợi thế đối với những người đã từng nhiều lần đi du lịch hoặc công tác nước ngoài. Vì thế, càng chi tiết, càng nhiều quốc gia đã đến thì càng tốt.
Điền thông tin về những quốc gia mà bạn đã từng đến trước khi xin visa đi Mỹ.
– Trả lời câu hỏi về an ninh và bảo mật: Chỉ cần trả lời YES hoặc NO. Tuy nhiên 99,99% là trả lời NO là xong.
Trả lời câu hỏi về an ninh và bảo mật. @namriver
– Upload ảnh hộ chiếu sau khi đã có file mềm: Hệ thống sẽ tự động kiểm tra quy chuẩn của hình ảnh với size 5×5 và phông nền trắng. Nếu đạt yêu cầu, màn hình sẽ hiện lên dòng chữ “PHOTO PASSED QUALITY STANDARDS” (ảnh đã đạt chất lượng tiêu chuẩn).
Upload ảnh hộ chiếu sau khi đã có file mềm.
– Kiểm tra lại thông tin: Phần này khá là quan trọng nhé. Bạn đã đủ kiên nhẫn để điền hết thông tin thì hãy dành ra thêm ít phút nữa để kiểm tra lại cho thật chắc chắn, đảm bảo những gì bạn khai báo là sự thật.
Kiểm tra lại thông tin, phần này khá là quan trọng nhé.
Kiểm tra lần cuối trước khi gửi đi.
– Nộp form DS160: Bấm nút “SIGN AND SUBMIT APPLICATION”. Sau khi bạn hoàn thành và nhấn nộp thì sẽ có một thư xác nhận gửi về email của bạn kèm một trang xác nhận có hình 5×5 bạn upload và một dãy mã số. Bạn in ra 2 bản để sử dụng khi đi đóng tiền và khi đi phỏng vấn.
Bấm nút “SIGN AND SUBMIT APPLICATION”.
Bạn in ra 2 bản để sử dụng khi đi đóng tiền và khi đi phỏng vấn.
Bước 4: Đóng phí xin visa
Bạn in trang xác nhận ra rồi mang giấy đó đến bưu điện để đóng phí xin visa đi Mỹ, lệ phí là 160$ (khoảng 3.650.000 VND). Nhân viên của bưu điện sẽ hướng dẫn bạn cách thức điền mẫu đơn và nộp tiền. Sau khi hoàn tất thủ tục, bạn sẽ có tờ giấy biên nhận do bưu điện cung cấp. Bạn phải giữ biên nhận cẩn thận để mang theo khi đi phỏng vấn. Phí xin visa đi Mỹ có một đặc điểm hơi tréo ngoe là cho dù bạn đậu hay rớt thì phí này cũng không được hoàn lại.
Bước 5: Lên lịch hẹn với Đại Sứ Quán
Kể từ khi có biên lai nộp tiền của bưu điện, bạn canh đến 12 giờ trưa ngày hôm sau để truy cập lại vào website và lên lịch hẹn theo hướng dẫn từng bước. Sau khi điền thông tin, Đại Sứ Quán sẽ cho bạn biết lịch phỏng vấn gần nhất để bạn tiện đăng kí ngày và giờ phù hợp với lịch trình riêng của bạn. Bạn chỉ cần chọn thời điểm phỏng vấn cũng như địa chỉ nhận visa nếu bạn đậu (visa sẽ được dán vào hộ chiếu và gửi về cho bạn qua đường bưu điện).
Trước khi đến phỏng vấn, bạn mang theo đầy đủ ảnh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, biên lai nộp tiền và in kèm thư hẹn phỏng vấn. Tất cả giấy tờ cần thiết bạn cho vào một bao thư gọn gàng và tự tin đi phỏng vấn thôi.
Quá trình tuy có chút rắc rối nhưng giấc mơ Mỹ của bạn đang rất gần rồi đấy!
Những giấy tờ bổ sung sau đây đều hướng đến việc chứng minh khả năng chi trả cho chuyến đi cũng như việc chắn chắn sẽ quay về nước khi hành trình kết thúc. Các giấy tờ này mặc dù không bắt buộc nhưng trong một số trường hợp, chuyên viên của Đại Sứ Quán sẽ hỏi bạn, tốt nhất là nên chuẩn bị đầy đủ từ trước.
– Thư mời từ người thân, bạn bè, các tổ chức nếu bạn được mời sang Mỹ du lịch. Trường hợp bạn tự túc đi, bạn nên có một lịch trình rõ ràng.
– Chứng minh tài chính là một việc rất quan trọng trong hầu hết các đơn xin visa ở bất kì dạng nào. Thông thường, bạn có thể chứng minh bằng một số giấy tờ sau: bảng lương 3 tháng gần nhất có xác nhận của công ty, chủ quyền bất động sản, phương tiện đi lại, sổ tiết kiệm… Đây là một bằng chứng để đảm bảo bạn có kinh tế ổn định ở Việt Nam, có thể chi trả được cho chuyến đi.
– Nếu đi du lịch một gia đình, bạn phải trình giấy đăng kí kết hôn và khai sinh của con cái.
– Nếu là người đang đi làm, bạn có thể mang theo giấy giới thiệu có xác nhận của doanh nghiệp. Nếu còn đang đi học, bạn mang theo giấy xác nhận của trường, bảng điểm hoặc bằng cấp. Điều này chứng tỏ bạn có công việc và cuộc sống ổn định ở Việt Nam, chỉ đi du lịch một ít ngày rồi quay về nước.
– Nói một chút về vé máy bay, bạn không nên mua vé máy bay trước vì chưa biết bạn có chắc chắn được cấp visa hay không.
2. Buổi phỏng vấn xin visa du lịch Mỹ và một số lưu ý
Một số nước cấp visa chỉ qua xét duyệt hồ sơ hoặc bạn sẽ được mời đến phỏng vấn nếu thông tin bạn cung cấp còn chưa sáng rõ. Tuy nhiên, visa Mỹ bắt buộc bạn phải đến phỏng vấn tại Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán.
Thông tin Đại Sứ Quán Mỹ
Địa chỉ: 4 Lê Duẩn, Bến Nghé, quận 1, Hồ Chí Minh Thời gian hoạt động: 7:00 – 17:00 từ Thứ 2 đến Thứ 6, Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ Số điện thoại liên lạc: 028 3520 4200 |
Có một số lưu ý khi phỏng vấn xin visa đi Mỹ như:
– Đến sớm hơn giờ hẹn khoảng 20 phút. Tuyệt đối đừng để sát giờ mới đến hoặc đến muộn vì bạn còn phải mất một khoảng thời gian để làm thủ tục trước khi phỏng vấn.
– Trang phục lịch sự, gọn gàng, chỉnh chu, đúng giờ là một trong những điểm cộng của bạn với các nhân viên của Đại Sứ Quán. Thiện cảm ban đầu cũng giúp bạn tự tin, tạo cảm giác thoải mái và phần nào giảm thiểu sự “khó khăn” đối với bạn.
– Nói về phần quan trọng nhiều người quan tâm, sợ hãi nhé… nội dung của cuộc phỏng vấn. Có những người bị hỏi rất nhiều, có người chỉ bị hỏi có mỗi 1 hay 2 câu. Cuộc phỏng vấn sẽ chỉ hỏi những câu để đảm bảo, dù có xoay vòng, quanh quẩn nội dung như thế nào thì bạn cũng vẫn chứng minh được mục đích du lịch rồi quay về nước, không tìm cách trốn lại. Miễn là bạn ngay thẳng, không có bất kì ý đồ gì khác ngoài mục đích du lịch.
Các nhân viên của Đại Sứ Quán khi phỏng vấn luôn có một giả định rằng bạn sẽ tìm cách ở lại Mỹ, nhiệm vụ của bạn là chứng minh giả định của họ là sai. Câu hỏi thường gặp sẽ là về công việc của bạn, mục đích đến Mỹ, bạn biết gì về nước Mỹ, nếu được cấp visa, bạn đã nghiêm túc lên kế hoạch du lịch chưa, có đảm bảo tài chính để chi tiêu bên Mỹ, lý do và những ràng buộc gì để bạn chắc chắn sẽ quay về Việt Nam…? Đôi khi, họ sẽ đề ra một số trường hợp để gài bạn rằng giả sử bạn được chấp thuận định cư tại Mỹ, bạn có thích không, có dự định gì cho tương lại tại Mỹ? Bạn đã bao giờ nghĩ về việc trở thành công dân Mỹ không? Có người thân, bạn bè tại Mỹ không? Bạn đã biết gì về nước Mỹ, đã chuẩn bị tài chính như thế nào để có chuyến đi hoàn hảo…? Yên tâm, không phải các câu hỏi chính trị hay khoa học cao siêu đâu mà sợ.
Bạn cứ bình tĩnh trả lời ngắn gọn, rõ ràng, tập trung vào nội dung câu hỏi, không lan man nhưng cũng đừng yes/no một cách cụt lủn. Bạn sẽ có khoảng 5 phút để phỏng vấn nên đây là giây phút quyết định giấc mơ Mỹ có được thực hiện hay không. Nguyên tắc để vượt qua là trung thực. Bạn biết đấy, các nhân viên Đại Sứ Quán đã được ăn học chỉ để nhận biết rằng bạn đang nói thật hay nói dối thông qua hành vi, cử chỉ, tâm lý và sự trùng khớp nội dung với mẫu đơn DS160. Chỉ một chút sai lệch, lúng túng hoặc có gì đó không ngay thẳng, bạn sẽ dễ dàng bị phát hiện nhé. Trả lời được bằng tiếng Anh là một lợi thế, tuy nhiên thì bạn vẫn có thể nhờ sự trợ giúp của thông dịch viên. Bình tĩnh, tự tin và trung thực bạn nhé.
3. Nhận kết quả xin visa du lịch Mỹ
Nếu bạn được chấp thuận cấp visa, họ sẽ giữ hộ chiếu của bạn để dán visa vào và gửi qua đường bưu điện.
Visa Mỹ nhanh gọn lẹ lắm, nếu bạn trượt, họ sẽ thông báo ngay tức khắc sau khi phỏng vấn, không cần nhấp nhổm chờ đợi. Không được cấp visa cũng đừng nản lòng nhé, bạn có thể làm thủ tục lại từ đầu và xin phỏng vấn đợt sau, khi bạn đã có kinh nghiệm ở lần trước.
Bạn sẽ nhận được kết quả ngay khi vừa kết thúc phỏng vấn.
Nói về việc xin visa Mỹ, không thể nói trước được điều gì, có người xin một lần được luôn nhưng cũng có người năm lần bảy lượt vẫn bị từ chối. Vì thế, mà nhiều người nói rằng, xin visa đi Mỹ dễ không dễ, khó không khó, không biết đường nào mà lần.