Nếu bạn có cơ hội đến Nhật đúng vào những dịp lễ ở Nhật Bản, bạn có lẽ sẽ muốn thử ngay những món ẩm thực đặc biệt dùng trong ngày lễ đó và dĩ nhiên, dù không đúng ngay ngày lễ, bạn cũng sẽ được thưởng thức các món ăn đó vì có một số được dùng quanh năm. Tuy nhiên, có một số món mà chỉ được ăn trong ngày lễ thôi.
Mục lục
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 9 món ăn gắn liền với những ngày lễ đặc biệt ở xứ sở hoa anh đào nhé!
Osechi Ryouri (ngày 1 đến ngày 3, tháng Một – Năm mới)
Người Nhật quan niệm ăn Osechi Ryouri vào ngày đầu năm sẽ mang đến tài lộc cũng như sức khỏe cho cả gia đình
Zouni (Năm mới)
Zouni là loại súp bánh dày mochi nấu với rau củ và cũng được ăn vào dịp Tết đầu năm với Osechi Ryouri
Zouni (hay o-zouni) là loại súp bánh dày mochi nấu với rau củ và cũng được ăn vào dịp Tết đầu năm với Osechi Ryouri. Đối với từng vùng trên khắp nước Nhật, bạn sẽ thấy được những phiên bản zouni khác nhau và giữa miền Tây và miền Đông nước Nhật, sự khác biệt rất rõ nét. Ví dụ, ở vùng Tokyo, người ta thường làm món zouni với nước súp trong và bánh mochi hình chữ nhật; còn ở miền Tây nước Nhật, zouni được làm từ súp miso và có bánh mochi hình tròn.
Nanakusa gayu (ngày 7, tháng Một)
Nanakusa có nghĩa là 7 loại thảo mộc và đây cũng là món cháo được làm với 7 loại thảo mộc
Nanakusa gayu được ăn vào buổi sáng ngày 7 tháng Một. Nanakusa có nghĩa là 7 loại thảo mộc và đây cũng là món cháo được làm với 7 loại thảo mộc: rau cần, rau tề, rau khúc, cỏ có hoa nhỏ màu trắng, cây hoàng liên, củ cải trắng và củ cải tròn. Đây là món ăn đặc biệt mà người Nhật Bản cần phải nấu cho xong vào đêm trước. Phong tục ăn Nanakusa gayu đã bắt đầu từ thời Heian và người ta tin rằng nó sẽ mang đến sức khỏe tốt cũng như sự trường thọ.
Kagami biraki (ngày 11 hay ngày 20, tháng Một)
Kagami biraki là loại bánh dày mochi được dâng lên thần linh, thờ Phật vào ngày Tết
Kagami biraki là loại bánh dày mochi được dâng lên thần linh, thờ Phật vào ngày Tết. Món ăn này được người Nhật tin rằng khi ăn sẽ mang đến sự trường thọ và sức khỏe. Người ta ăn kagami biraki theo dạng soup zouni hay shiruko (chè đậu đỏ).
Chirashi zushi (ngày 3, Tháng Ba – Ngày của các bé gái)
Chirashi zushi là loại sushi màu sắc rất sặc sỡ
Chirashi zushi là loại sushi màu sắc rất sặc sỡ. Món ăn này không chỉ riêng dành cho ngày hội các bé gái (Lễ hội búp bê) mà hầu như có mặt quanh năm suốt tháng ở Nhật Bản. Người ta vẫn chưa rõ vì sao Chirashi zushi lại có kết nối với lễ hội búp bê, tuy nhiên mỗi loại sushi có những ý nghĩa khác nhau, ví dụ: “tôm” tượng trưng cho sự trường thọ còn “đậu” là cần cù, chăm chỉ làm việc.
Shoujin Ryouri (ngày 14 và ngày 15, tháng Tám – Obon)
Món Shoujin Ryouri được ăn vào lễ Obon
Shoujin ryouri là món ăn được làm từ rau củ, đậu và ngũ cốc – cơ bản là một món ăn chay, dựa trên thuyết không sát sanh của đạo Phật. Ở Nhật Bản, lễ Obon (Vu Lan) mang ý nghĩa rằng linh hồn của những người đã khuất sẽ quay lại trần thế, đoàn tụ với con cháu của mình. Hiện tại, người ta vẫn chưa rõ vì sao món Shoujin Ryouri được ăn vào lễ Obon nhưng đây là món ăn được người Nhật chuẩn bị để cúng.
Lươn (Doyou no ushi no hi)
Lươn là món ăn chính trong ngày lễ ăn lươn của Nhật Bản
Lươn là món ăn chính trong ngày lễ ăn lươn của Nhật Bản (Doyou no ushi). Người ta sẽ nhìn vào vị trí mặt trời để xác định ngày lễ này; do đó, lễ ăn lươn của Nhật Bản sẽ dao động thời gian, thường là giữa ngày 19, tháng Bảy đến ngày 7, tháng Tám. Tục lệ này đã bắt đầu vào cuối thế kỉ thứ 18. Điều thú vị là Manyoushu – tuyển tập những bài thơ cổ của Nhật Bản từ thế kỉ thứ 8 – đã nhắc đến món lươn cực bổ như là vị khắc tinh của mùa hè nóng nực.
Bí đỏ (Đông chí)
Bí đỏ được ăn vào ngày đông chí
Người ta bảo rằng nếu bạn ăn bí đỏ vào mùa đông, bạn sẽ không bị cảm. Tuy đây có thể chỉ là lời đồn chưa xác thực của người xưa nhưng thực chất, trong bí đỏ có vitamin A và beta caroten, giúp tăng cường sức khỏe rất tốt. Người ta tin rằng lí do vì sao mà người ta ăn bí đỏ vào ngày đông chí là bởi vì đây là lúc mà thời gian ban ngày rất ngắn nên năng lượng tiêu cực tỏa ra nhiều. Vì thế, những món ăn có từ “n” (ん) sẽ được ăn nhiều vì nghe giống như chữ “un” (運, may mắn). Tuy những món ăn khác như cà rốt (ninjin) hay bạch quả (ginnan) cũng có mặt thường xuyên nhưng trong những ngày đông chí, bí đỏ (nankin) vẫn là phổ biến nhất.
Toshikoshi Soba (Giao thừa)
Mì soba không hề dai và ăn mì soba khiến người Nhật tin rằng những điều xui xẻo sẽ không kéo dài dai dẳng
Tục lệ ăn mì soba vào cuối năm đã xuất hiện từ thời Edo (1603-1868) và vẫn tiếp tục được duy trì từ đó. Theo như một khảo sát vào năm 2012, 57.6% người tham gia vẫn bảo rằng họ ăn mì soba vào dịp cuối năm. Lí do là trong số các loại mì Nhật Bản, mì soba không hề dai và ăn mì soba khiến người Nhật tin rằng những điều xui xẻo sẽ không kéo dài dai dẳng, sẽ giúp xóa đi những điều không may mắn trước khi đón chào năm mới.